Ngày 7/5, Bộ Y tế đã có báo cáo về các yếu tố nguy cơ gây ra hội chứng viêm da dày sừng lòng bàn tay, bàn chân (hay được gọi là "bệnh lạ") tại huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi).
|
Theo nhận định ban đầu của Bộ Y tế thì nhiều khả năng các trường hợp mắc bệnh do bị nhiễm độc, có thể do tiếp xúc trực tiếp hoặc qua thực phẩm bị nhiễm độc.
Qua khảo sát ban đầu, các chuyên gia khẳng định, đây là một thể bệnh không có yếu tố chứng tỏ nhiễm trùng (từ virus, vi khuẩn, Rickettsia) do không có trường hợp nào sốt khi khởi phát bệnh. Bệnh có tái phát và không tiến triển cấp tính.
Ngoài ra, 100% bệnh nhân có men gan tăng, các xét nghiệm huyết học cho thấy tình trạng dinh dưỡng kém. Với các trường hợp bệnh, không có sự khác biệt rõ rệt về tuổi, giới ở nhóm người nhiễm bệnh, không có bằng chứng lây từ người sang người.
Để khống chế tối đa trường hợp tử vong, phác đồ điều trị mới hội chứng viêm da dày sừng lòng bàn tay, bàn chân của Bộ Y tế đã được thực hiện trong đó chú trọng đến hồi sức, chống độc; tổ chức phun thuốc diệt côn trùng, mò, vẹt, tiệt trùng, tăng cường dinh dưỡng cho người dân ở các xã thuộc địa bàn huyện Ba Tơ.
Nhận định ban đầu của Bộ Y tế cho thấy nguyên nhân gây bệnh lạ có thể do thực phẩm nhiễm độc (Ảnh: VietNamNet)
Bộ Y tế cũng đề nghị UBND tỉnh đẩy nhanh việc cấp gạo trắng cho các hộ gia đình, đồng thời thu đổi gạo ủ, gạo mốc; vận động người dân đi bệnh viện điều trị ngay khi có các biểu hiện của hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân.
Trước đó, vào ngày 4/5, Bộ Y tế cũng đã ban hành phác đồ mới điều trị bệnh viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân (bệnh lạ) ở Quảng Ngãi. Theo đó, các ca bệnh được chẩn đoán sống trong vùng dịch tễ, có các biểu hiện lâm sàng tổn thương cơ bản gồm: mảng da đỏ thẫm, ranh giới rõ với da lành, dày sừng nứt nẻ, bong vảy ở bàn tay, bàn chân. Có đau rát tại thương tổn, xét nghiệm có thể men gan tăng.
Bộ Y tế cũng lưu ý các đối tượng dễ có nguy cơ tiến triển nặng gồm trẻ em, người già, phụ nữ có thai, người mắc các bệnh mạn tính, suy dinh dưỡng, thiếu vi chất, thiếu máu.
Việc điều trị các ca bệnh ở mức độ nhẹ được chỉ định tại bệnh viện huyện hoặc các đơn vị chuyên khoa da liễu bằng các biện pháp điều trị tại chỗ tổn thương da. Với mức độ nặng và biến chứng phải điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu của các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh hoặc trung ương. Khi cần phải hội chẩn với các chuyên khoa có liên quan.
Về diễn biến mới nhất của căn bệnh này tại Quảng Ngãi: Vào ngày hôm qua (7/5), bà Phạm Thị Ngớt (SN 1952), ở thôn Làng Rêu, xã Ba Điền, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi đã tử vong tại Bệnh viện huyện Ba Tơ do mắc hội chứng viêm da dày sừng lòng bàn tay, bàn chân (thường gọi là bệnh lạ).
Cái chết của bà Ngớt khiến dân làng càng thêm hoang mang, lo sợ. Con đường duy nhất từ UBND xã Ba Điền về các làng Rêu, Gò Nghênh bị người dân dùng hàng rào tre chặn lại, không cho “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.
Tính đến thời điểm này, riêng tại xã Ba Điền có 171 trường hợp mắc hội chứng viêm da dày sừng lòng bàn tay, bàn chân, trong đó có 20 trường hợp tử vong.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%