Bên dưới ngọn đồi Bằng Lăng đi qua quốc lộ 20 thuộc xã Phú Sơn, huyện Tân Phú (Đồng Nai), hàng chục hộ dân đang hối hả chẻ lạt cho kịp mùa gói bánh tết đang đến gần.
|
Gia đình anh Huỳnh Mai Hoàng năm nào cũng chẻ lạt, kiếm thêm vài bộ quần áo mới cho con - Ảnh: Ngô Thiên Phúc
Ghé thăm ấp Phú Lâm 1, xã Phú Sơn những ngày này, bạn dễ dàng bắt gặp hình ảnh nhà nhà chẻ lạt, người người xé lạt. Từ mẹ già, chị gái đến những em bé độ tuổi lên 7 cũng thoăt thoắt đôi bàn tay chẻ từng sợi lạt trắng xanh. Dù không phải nghề chính vụ, song chẻ lạt là cái nghiệp mà mấy năm nay giúp bà con nơi đây có một cái tết tươm tất hơn.
Từ những thanh tre dẻo được lấy tận vùng rừng sâu Bảo Lộc, Đạ Hoai (tỉnh Lâm Đồng), nhiều trai làng đưa về rồi bán lại cho người dân theo ký. Có tre, người dân cứ thế ngồi ở nhà mà chẻ, sáng chiều hay tối người ta đều thấy bà con chẻ lạt. Anh Huỳnh Mai Hoàng (tổ 7, ấp Phú Lâm 1, xã Phú Sơn) vừa bó những sợi lạt lại thành từng bó 1.000 sợi vừa nói: “Vùng này ngoài làm nương rẫy người dân chẳng biết làm gì, mấy năm nay thấy nghề chẻ lạt nhàn nên nhà nhà đều chẻ lạt đi bán. Nhờ mấy sợi lạt mà tết nào con cái chúng tôi cũng có áo quần mới”.
Bên cạnh nhà anh Hoàng, ngôi nhà của anh Trần Công Luận cũng rộn ràng hơn với tiếng nói cười ríu rít của trẻ đang xé những thanh lạt ra mỏng hơn. Anh Luận cho biết người dân ở đây quanh năm ngoài việc đi làm chính vụ thì việc chẻ lạt chỉ “lấy công làm lời” vào những ngày cận tết được duy trì nhiều năm nay, giờ trong vùng hầu như từ nhỏ đến lớn ai cũng biết chẻ lạt.
Việc chẻ lạt được làm qua nhiều công đoạn như: ra thanh, tè đầu tre, chẻ, tước và cuối cùng là xé, mỗi công đoạn là một “nghệ thuật”. Chị Nguyễn Thị Lan (50 tuổi, người có thâm niên chẻ lạt gần 10 năm nay) cho biết: “Một khúc tre muốn thành những sợi lạt tốt phải tươi, không mắt khúc, không bị sâu... khi chẻ cần chú ý chia lạt cho đều, không sẽ dễ bị vứt bỏ”. Chỉ vào những vết sẹo chi chít trên đôi bàn tay, chị Lan nói làm nghề này hầu như ai cũng bị đứt tay, đổ máu.
Nếu thời gian trước, những sợi lạt chẻ xong phải đi rao bán khắp nơi thì bây giờ đã có người đến mua với giá 300.000-500.000 đồng/thiên (1.000 sợi). Trung bình mỗi ngày một người có thể kiếm được 70.000 đồng từ tiền công chẻ lạt. “Bữa nay chẻ bỏ mối vậy dù công ít mà khỏe, chứ mấy năm trước tôi phải đưa lạt về tận Sài Gòn bán đến tận sáng 30 tết mới về đến nhà” - anh Huỳnh Mai Hoàng nhớ lại.
Khi tết đã cận kề, ở các chợ lẻ Sài Gòn, Biên Hòa, nhiều người đàn ông cũng bắt đầu về phố bán những sợi lạt mỏng manh của mình. Những chiếc bánh chưng ngày tết sẽ vuông vức hơn, ngon hơn trong từng sợi lạt của vùng đất miền cao này.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%