Hiện nay, mặc dù nhận thức của người dân đã tăng cao, đa số nam nữ kết hôn ở tuổi luật định, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận không nhỏ nam, nữ lấy vợ, lấy chồng rất sớm. Hiện tượng này cần được lý giải tận gốc rễ để có biện pháp ngăn chặn.
![]() |
|
11 tuổi đã thành vợ, thành mẹ
Đầu năm học 2011-2012, học sinh các khối lớp 11,12 Trường THPT Âu Cơ (Đông Giang - Quảng Nam) giảm khá nhiều so với năm học trước. Lãnh đạo nhà trường phân công các giáo viên chủ nhiệm về các bản làng tìm hiểu nguyên nhân để vận động các em ra lớp thì mới biết nhiều học sinh đã có chồng, có trường hợp các em hiện đang mang thai hoặc mới sinh con. Tình trạng nữ sinh bỏ học lấy chồng không chỉ xảy ra với cấp học THPT mà các em mới 14,15 tuổi đang học lớp 8, 9 cấp THCS cũng trở thành những bà mẹ nhí, đành gác chuyện học hành để theo chồng.
Ở phía Bắc, hiện tượng tảo hôn xảy ra phổ biến ở các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông, Sán Chay, Lô Lô, Hoa, Ngái. Nghiêm trọng ở chỗ tại các địa phương này, tình trạng tảo hôn diễn ra ở độ tuổi quá nhỏ từ 11-15 tuổi. Theo số liệu thống kê chuyên ngành dân số - kế hoạch hóa gia đình của tỉnh Yên Bái, tỷ lệ tảo hôn của tỉnh khoảng 7%. Trong thực tế, tỷ lệ này còn cao hơn nhiều vì số người lấy vợ, lấy chồng không đăng ký chiếm 10% mà lý do không đăng ký chủ yếu là do chưa đến tuổi kết hôn.
Ảnh minh họa
Tại Cao Bằng, tỷ lệ tảo hôn cũng trong tình trạng tương tự như ở Yên Bái. Theo Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình của tỉnh, tỷ lệ tảo hôn của nữ dân tộc Dao là 9,8%, nam là 17,8%, tỷ lệ tảo hôn ở người Mông nữ là 17,9%, nam là 20,3%. Kết quả khảo sát gia đình theo các tiêu chí trên phạm vi toàn tỉnh cho thấy số hộ có người tảo hôn chiếm 0,58% so với tổng số hộ gia đình…
Tảo hôn và hôn nhân cận huyết - “cặp bài trùng”
Đi tìm gốc rễ của vấn nạn tảo hôn bùng nổ này có thể thấy có sự “góp phần” không nhỏ của hủ tục kết hôn cận huyết thống. Theo Vụ Dân số, Tổng Cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, hiện tượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thường là “cặp bài trùng” phổ biến tại nhiều vùng, nhiều dân tộc, đặc biệt là một số dân tộc vùng cao, vùng sâu.
Con số thống kê của Sở Tư pháp Gia Lai cho thấy trong vòng 10 năm (2001-2010) đã xảy ra 1.118 vụ tảo hôn nhưng mới chỉ giải quyết được 204 vụ. Nguyên nhân các vụ tảo hôn chưa giải quyết được là do tục kết hôn cận huyết thống.
Khó khăn ở chỗ, người dân ở các địa phương nơi xảy ra hôn nhân cận huyết không bao giờ phản hồi, thông báo với chính quyền vì bản thân họ cũng tán đồng vì… “thấy nó hợp lẽ” (!). Trong khi đó, tảo hôn đã phạm luật thì hôn nhân cận huyết pháp luật lại càng không cho phép vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giống nòi.
Khi luật vẫn ở xa còn tục lại ở gần
Trở lại với vùng Đông Giang - Quảng Nam, theo cô giáo Ating Thị Tươi, Hiệu trưởng Trường THPT Quang Trung (huyện Đông Giang), nguyên nhân dẫn đến việc học sinh bỏ học sớm để lấy chồng chủ yếu là do tập tục. Được biết, tập tục của người Cơtu nơi đây, có khi chỉ vì môt lời hứa của hai người bạn trong một bữa tiệc thế là con của họ đã thành vợ thành chồng khi mới chỉ 11,12 tuổi.
Hay một hôm có người đến nhà xin bắt làm vợ với lễ vật là những chum ché cổ rất có giá trị thế là lại có em gái theo chồng giã từ sách vở. Các thầy cô giáo ở Đông Giang đều cho rằng việc hạn chế tình trạng học sinh bỏ học vì nạn tảo hôn đối với các nhà trường không phải là một việc dễ giải quyết. Lý do là dù nhà trường tuyên truyền, vận động thường xuyên nhưng ý thức về việc học chưa cao cũng như sự thiếu hiểu biết về pháp luật, nhất là luật hôn nhân và gia đình nên tình trạng học sinh tảo hôn vẫn diễn ra.
Xã Hồng Thủy, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng là một trong những địa phương “nóng” về tình trạng tảo hôn. Ông A Cơ Tiến – lãnh đạo UBND xã Hồng Thủy cho biết xã đã không ngừng tuyên truyền và tiến hành xử phạt hàng loạt cặp vợ chồng tảo hôn nhưng xem ra mọi việc vẫn chỉ là “đá ném ao bèo”.
Nguyên nhân là do mức phạt thấp, mỗi cặp vợ chồng tảo hôn bị phạt 500 ngàn đồng, mỗi gia đình có con tảo hôn bị phạt 250 nghìn đồng theo luật hoặc phần lớn những trường hợp tảo hôn đều thất học, gia đình ngặt nghèo nên dù có phạt vẫn không thu được tiền. Thế nên, vi phạm vẫn hoàn vi phạm và người sau lại ngó người trước để tiếp tục…


-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức
-
Chỉ hơn 2 tháng nữa, tỉnh giàu nhất Việt Nam dự kiến sẽ xóa tên 5 TP trực thuộc trên bản đồ hành chính
-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
15 quyền lợi chỉ có ở lao động nữ, số 1 nhiều người không biết mà hưởng


-
Hơn 30 trường tư thục ở Hà Nội tuyển sinh không dùng kết quả thi lớp 10 công lập
-
Nguyên nhân gì có thể khiến cả nhà ung thư? 5 thói quen nấu nướng gây ung thư hàng đầu nhiều gia đình vẫn làm
-
Tỷ phú Warren Buffet khuyên rằng: Con người trở nên giàu có không dựa vào chăm chỉ mà nhờ tuân thủ 3 điều này


-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức
-
Vài tháng tới, Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế?
-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập
-
Quy định mới nhất về khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ, người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính phạt
-
Một tỉnh nghèo miền núi bất ngờ lọt top 5 tỉnh thành tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, vượt mặt Hải Phòng, Quảng Ninh
-
2 tỉnh sở hữu ‘kho vàng’ lớn nhất miền Bắc: Trữ lượng nhiều vô kể, vẫn còn ‘ngủ yên’ dưới lòng đất