Một lớp có đến 6 nữ sinh viên vừa “kiên trì” bám trụ lại trường lớp vừa quyết định lên xe hoa về nhà chồng, phải chăng bây giờ việc làm vợ không quá khó? Phải chăng đây là trào lưu mới của sinh viên 9x?
|
Theo chồng nhưng không bỏ cuộc chơi
Đều là sinh viên năm 3, năm 4 và là những thế hệ 9x đời đầu; lẽ ra đang “tuổi ăn tuổi chơi” và hưởng thụ những gì đẹp nhất thời sinh viên, nhưng nhiều bạn lại chọn lựa cho mình một bước ngoặt cuộc đời khi lên xe hoa về nhà chồng. Tất cả đều trở thành những sinh viên kiêm thiên chức lớn lao: làm dâu, làm vợ.
SV La Thị Khuyên cùng chồng
Lớp Đại học Quản trị văn phòng 2- k1 (ĐH QTVP 2 - k1), ĐH Thành Đô là một lớp điển hình và “làm tiêu tốn không ít tiền quỹ chung vào việc mừng đám cưới các bạn nữ của lớp. Năm 2012 này sẽ còn phải chi tiêu khá nhiều cho những đám cưới đã được dự định trước. Trong đó 2 bạn đã có chồng và một số bạn khác cũng sẵn sàng chuẩn bị cho việc vừa học, vừa làm vợ”- Lớp trưởng cho biết.
Bạn Nguyễn Thị Hồng Thắm, sinh năm 1990, hiện là sinh viên năm 3, lớp ĐH QTVP2- k1. Khi mới tiếp xúc, Thắm để lại ấn tượng với tính tình hiền lành, nhẹ nhàng, lại hết sức giản dị. Song không ai có thể ngờ Thắm đã kết hôn và mang thêm trọng trách lớn lao là làm vợ.
Thắm cưới chồng từ tháng 11/2011, tính đến nay đã gần 5 tháng. Cưới xong, Thắm quay về guồng quay học tập như cũ. Thắm chia sẻ: “Chồng mình quê gốc Nam Định nhưng ở rể tại Sơn La. Cưới xong chồng vẫn tiếp tục công việc tại Sơn La. Còn mình vẫn ở trọ cùng bạn và tiếp tục đi học như một sinh viên chưa chồng trên đất Hà Nội”.
Học cùng lớp với Thắm, bạn La Thị Khuyên, sinh 1991 cũng vừa tổ chức đám cưới vào ngày 15/2 (âm lịch). Khuyên tâm sự: Chồng mình sinh năm 1989, là người cuùng quê Văn Bàn, Lào Cai với mình. Hiện tại chồng vẫn làm thiết kế ở Lào Cai, còn mình cưới xong quay về Hà Nội tiếp tục học để lấy tấm bằng ĐH chứ không bỏ học hay sinh con”.
“Sau Khuyên, sẽ có 4 bạn khác cùng lớp quyết định cuới chồng vào năm 2012. Tất cả cũng đã định tháng để tổ chức lễ cưới” – bạn Vũ Thị Lan, cùng lớp cho hay.
Khác với Khuyên, Thắm, bạn Tào Thị Thủy, sinh 1990 (Lớp 34k 6.1, khoa Kế toán, ĐH Kinh tế Đà Nẵng) cũng đã lên xe hoa về nhà chồng từ tháng 10/2011 và sẽ sinh con vào tháng 5/2012. Vẫn bám trụ lớp học, Tiên vừa làm vợ, vừa làm mẹ vẫn vừa là cô sinh viên nhí nhảnh như bao bạn khác.
Tiên chia sẻ: “Nhà chồng ngay gần trường, nên không học hết, lấy tấm bằng cũng phí. Hiện giờ, Tiên đang cố gắng thực tập để chuẩn bị ra trường dù có hơi mệt mỏi vì thai nghén”.
Nỗi lòng khi “một cổ 2, 3 tròng”
Dù vẫn đến lớp đến trường, vẫn có quyền được gặp gỡ bạn bè như những bạn gái chưa chồng khác song cuộc sống của những bạn đã có gia đình bị đảo lộn và thay đổi rất nhiều. Cũng là đi học, cũng là sinh viên nhưng các bạn không đơn giản chỉ lo ăn học và thi cử nữa.
Thủy Tiên trong ngày cưới của mình
“Bề ngoài cứ thoải mái, tỏ ra không có gì phải suy nghĩ, nhưng thực ra tâm trạng của các bạn ấy luôn bị ảnh hưởng, phức tạp, hay lo âu, nhiều khi thất thường, bởi các bạn đã có chồng, có gia đình riêng cần phải gánh vác” – nhận xét của bạn Vũ Thị Lan (học cùng lớp và ở cùng phòng trọ với bạn La Thị Khuyên) về hai người bạn cùng lớp vừa lên xe hoa.
Còn với người trong cuộc, họ cũng thấm cảnh gánh trên vai một mớ bòng bong các mối quan hệ khác. Thắm tâm sự: “Cuộc sống sinh viên bình thường đã rắc rối, giờ lấy chồng rồi tuy không phải ở cùng bố mẹ chồng, cũng chưa phải lo toan mọi việc lớn bé của gia đình vì công việc chính vẫn là học, nhưng biết bao nhiêu vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ vợ chồng mà mình chưa lường trước được.
Ít ra bây giờ, có chồng rồi, mình học hành không được tập trung như trước, chi tiêu càng phải tính toán, suy nghĩ nhiều hơn.. và dường như không đi chơi tụ tập bạn bè nữa… Đặc biệt là khi đêm xuống, có lúc nghĩ đến đau đầu vẫn chưa tin mình có chồng”.
Với Thủy Tiên, tuy không phải lo cơm áo gạo tiền song không phải không có nỗi khổ riêng. “Nếu nói là hối hận thì không phải nhưng thực sự Tiên chưa hài lòng với bản thân vì có lẽ đã lấy chồng quá sớm. Tiên cưới sớm là chiều lòng bố mẹ chồng muốn sinh cháu năm Rồng. Còn cưới để bố mẹ đẻ được yên tâm, đặc biệt là mẹ. Vì mẹ bị bệnh Tim rất nặng và có thể ra đi bất kì lúc nào mà không thể biết trước. Vả lại, giờ đang mang bầu, việc thực tập trở nên khó khăn hơn, lúc tốt nghiệp lại vào đúng kì sinh nở. Đó là chưa kể đến nhiều người luôn để ý và lên án Tiên khi mang bụng bầu đến trường. Không phải ai cũng hiểu hoàn cảnh mình nên nhiều khi cũng rất buồn” – Tiên tâm sự.
Thủy Tiên cũng hiểu mẹ mình rất lo lắng khi con gái đi lấy chồng vội vã vì mình, vì con cũng chưa thực sự trưởng thành. Còn Tiên, lấy chồng xa mẹ gần 500km, lại bầu bí, việc thăm nom, chăm sóc cho mẹ cũng không thể trọn vẹn: “Mình lúc nào cũng nơm nớp lo cho bệnh tình của mẹ kể từ ngày về nhà chồng. Đôi khi mình thấy mình thật bất hiếu song giờ cách xa mẹ gần 500km muốn về thăm cũng là cả một vấn đề. Nhiều khi nhớ mẹ đến phát khóc”.
Mỗi người đều có một lí do để quyết định lên xe hoa sớm. Song đằng sau đó là cả những nỗi niềm khó sẻ chia. Chỉ biết, sự tươi tắn, hồn nhiên của tuổi học trò đã vơi đi nhiều trong đôi mắt của họ.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%