Mảnh đất Hà Giang không chỉ hiện hữu với cao nguyên đá huyền thoại, mà ở nơi đây còn có biết bao thầy cô đang ngày đêm lặng thầm ươm trồng con chữ cho lớp lớp trẻ em.
Tâm sự cùng cô giáo vùng cao |
Tôi vẫn nhớ mãi hình ảnh cô giáo Nguyễn Thị Tám, một hiệu trưởng mầm non tuổi đời còn khá trẻ mà chúng tôi gặp trong chuyến đi công tác tại Khâu Vai. Gửi lại con nhỏ cho ông bà, hai vợ chồng cô, mỗi người một nơi, tình yêu của họ được đong đếm bởi những ngày dài xa cách.
Cô gắn bó với nơi này chỉ bởi suy nghĩ hết sức giản dị: Mình không đành lòng bỏ mặc đồng nghiệp và nhất là những đứa trẻ nơi vùng cao này.
Cô cho biết: Ngoài điểm trường chính nhà trường còn có tới 12 điểm trường lẻ với tổng số 19 lớp học, trong đó có tới 18 lớp ghép. Điểm gần đi xe máy mất khoảng 30 phút.
Điểm xa nhất tính bằng 4 giờ đi bộ vượt dốc vì vậy để tới thăm điểm trường và làm việc cũng phải đi mất một ngày đường.
Điều mà cô vẫn trăn trở và canh cánh trong lòng đó là làm sao để tất cả trẻ em ở cả điểm chính và điểm lẻ đều có được bữa ăn bán trú! Thì ra cuộc sống và những lo toan ở nơi núi rừng này thật giản dị và cụ thể biết bao….
Ì ạch leo dốc trên chiếc xe máy, ngồi phía sau cô giáo trẻ mà nhiều phen tôi cũng đứng tim. Bởi chỉ chệch một chút là cả hai chị em cũng lộn nhào.
Cô giáo đưa tay chỉ lên phía đỉnh núi cười nói: Sắp đến điểm trường rồi chị ạ! Vậy mà cũng tới hơn 40 phút vừa đi, vừa đẩy xe chúng tôi mới đến được tới điểm lẻ Khau Vai B.
Gọi là lớp học, song thực chất chỉ là một căn nhà cũ, vách được ken bằng gỗ và tre nứa, trống hơ trống hoác.
Cô giáo Nguyễn Thị Kim Xuyến quê ở Tuyên Quang đang đứng lớp. Cô cho biết, mình lên đây công tác cũng được gần chục năm rồi. Mặc dù là lớp ghép 4, 5 tuổi nhưng vẫn có các cháu nhỏ 2, 3 tuổi đến học.
Vì vậy lớp có tới mấy trình độ, cô giáo phải linh hoạt và quan tâm tới từng học trò. Điều kiện vật chất ở vùng cao còn nhiều khó khăn, nên cô và trò còn phải học trong phòng học tạm. Không gian lớp học thiếu ánh sáng, đồ dùng học tập cũng ít ỏi.
Một trong những động lực giúp các cô giáo bám trụ tại những nơi khó khăn như thế này là tình cảm yêu mến cô giáo của bà con dân bản và các em nhỏ. Cô Xuyến kể: “nhiều khi có con cá bắt lên từ suối hay mớ rau ngon bà con cũng mang tới cho cô giáo.
Trẻ con ở đây tuy nhút nhát nhưng rất ngoan lại thích cô dạy nhiều bài hát mới. Vì vậy thời gian đầu các cô lên đây cũng buồn và trống trải nhưng lâu dần bỗng thấy gắn bó. Mỗi dịp hè về thăm quê, khi trở lại với lớp cô trò lại quấn quýt không rời...”
Dường như tất cả những cô giáo mà chúng tôi gặp ở mảnh đất còn nhiều gian khó này đều có điểm chung giống nhau đó là lòng yêu nghề mến trẻ.
Cô Tuyết, một giáo viên mầm non vừa mới ra trường đã xung phong lên với vùng cao. Dáng người mảnh khảnh và gương mặt nữ sinh hồn nhiên, cô là một cây văn nghệ rất sôi nổi của trường.
Nhận đứng lớp tại điểm lẻ xa nhất của trường, nhưng tháng nào cũng ít nhất 2, 3 lần cô xuống núi về điểm trường chính sinh hoạt chuyên môn cùng đồng nghiệp.
Chia sẻ về mơ ước của mình trong tương lai, cô giáo nói: "Chúng em muốn gắn bó với mảnh đất này và cũng mong tìm được người bạn đồng hành có chung tình yêu với nghề gieo chữ trên cao nguyên đá”.
Ước mơ của các cô giáo thật giản dị và ấp áp biết bao. Giữa cuộc sống bộn bề mưu sinh, những tâm hồn trong sáng ấy chính là những cây sa mộc bền bỉ, vững hãi trên núi đá.
Lựa chọn một công việc mà không dễ gì nhiều người dám hy sinh để gắn bó, những cô giáo trẻ ấy đang góp phần làm thay đổi cuộc sống của bao thế hệ trẻ thơ nơi núi rừng sơn cước.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%