Một công ty vừa sản xuất được mẻ xăng đầu tiên từ không khí – 1 đột phá có thể chấm dứt kỷ nguyên phụ thuộc của loài người vào nhiên liệu hóa thạch.
Một kỹ sư kiểm tra thiết bị tại công ty Air Fuel Synthesis. |
Công ty Air Fuel Synthesis ở Stockton-on-Tees, Teesside (Anh) cho biết, họ đã tạo được năm lít xăng sau khi dùng một nhà máy lọc nhỏ tổng hợp xăng từ khí carbonic và hơi nước kể từ tháng 8.2012.
Các chuyên gia ca ngợi bước đột phá khó tin này là một nhân tố thay đổi quyết định trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu và là giải pháp cho cuộc khủng hoảng năng lượng đang leo thang trên toàn cầu.
Để sản xuất xăng từ không khí, công ty này vẫn đang hoàn thiện quy trình và vẫn cần dùng đến điện. Tuy nhiên, công ty tin rằng sẽ có thể tự cung cấp điện cho quá trình tổng hợp xăng hoàn toàn bằng các nguồn có thể tái sinh.
Trong vòng hai năm tới, Air Fuel Synthesis hi vọng xây được một nhà máy quy mô thương mại có khả năng sản xuất một tấn xăng/ngày và mở rộng sang sản xuất nhiên liệu xanh cho ngành hàng không, khiến loại hình đi lại bằng đường hàng không trở nên thân thiện với môi trường hơn.
Kỹ thuật biến không khí thành xăng là kỹ thuật trộn không khí với xút ăn da, tạo thành cácbonát náttri. Carbonat natri sau đó được điện phân để tạo ra khí carbonic nguyên chất.
Khí này sau đó được cho phản ứng với hydro được điện phân từ nước để tạo thành hỗn hợp hydrocarbon. Điều kiện phản ứng tùy thuộc vào loại nhiên liệu muốn sản xuất.
Nhiên liệu được tạo ra có thể sẵn sàng bơm vào bất kỳ bình xăng nào sau khi thêm các loại phụ gia đang được dùng để trộn với nhiên liệu.
Nhiên liệu này có thể được trộn trực tiếp với xăng, dầu diesel và nhiên liệu máy bay.
Ông Peter Harrison, tổng giám đốc công ty Air Fuel Synthesis, đã tiết lộ đột phá của công ty tại một hội nghị diễn ra ở Viện kỹ sư cơ khí ở London. Ông nói: “Chúng tôi cho rằng cuối năm 2014, nếu có đủ vốn, chúng tôi có thể sản xuất xăng dùng năng lượng tái sinh và sản xuất trên quy mô thương mại”.
Ông Harrison khẳng định: “Bạn có khả năng thay đổi nền kinh tế của một nước nếu bạn có thể tự sản xuất nhiên liệu”.
Air Fuel Synthesis đã được Viện kỹ sư cơ khí hỗ trợ và ủng hộ. Tim Fox, giám đốc bộ phận năng lượng và môi trường của viện này, nói: “Điều này quá tốt đến mức khó tin, nhưng đó là sự thật”.
Ông Fox cho biết ông đã thăm nhà máy thử nghiệm nhỏ của công ty Air Fuel Synthesis và cho biết công ty đã sử dụng những nguyên tắc phổ biến kết hợp với sáng kiến để thực hiện quy trình biến không khí thành xăng.
Những quy trình của công ty đều không có gì mới mẻ nhưng điều thú vị là công ty đã kết hợp chúng lại để làm được điều tưởng như không tưởng.
Tách khí carbonic từ không khí được coi là một điều quan trọng trong nền kinh tế xanh. Do đó, việc công ty Air Fuel Synthesis tuyên bố dùng khí carbonic lấy trực tiếp từ không khí cho phản ứng của mình là một hành động giúp giảm ô nhiễm môi trường đáng kể.
Dù vậy, công ty hiện vẫn chủ yếu dùng nguồn carbonic từ khí đốt công nghiệp để sản xuất xăng cho đến khi hoàn thiện được quy trình “bắt khí carbonic”.
Tuy nhiên, quy trình sản xuất xăng từ không khí bị coi là quá đắt và khó khả thi về mặt thương mại. Để chiết xuất được một tấn khí carbonic tốn tới 400 bảng.
- Nơi nào đón năm mới đầu tiên trên thế giới?
- Là báu vật có '1-0-2' trên đời, gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, không một ai dám trồng
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành