Rất nhiều người kỳ thị mì chính và dùng hạt nêm thay thế vì nghĩ gia vị này tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, họ lại thường mắc sai lầm phổ biến sau.
|
Dùng thay thế mì chính
Trong nhiều gia đình hiện nay, vì nghĩ mì chính là gia vị có hại cho sức khỏe nên họ thường chuyển sang dùng hạt nêm. Tuy nhiên, hạt nêm thực sự không tốt hơn mì chính.
Thực tế, trong hạt nêm, ngoài một số thành phần như đường, muối, còn có mì chính và chất siêu ngọt điều vị. Các chất này về cơ bản cùng vị, thuộc nhóm bột ngọt, giúp làm tăng độ hiệu quả khi sử dụng.
Do đó, những người bị dị ứng, phải kiêng mì chính cũng cần thận trọng khi sử dụng hạt nêm. Đặc biệt, phụ nữ đang mang thai (3 tháng đầu), trẻ sơ sinh cần lưu ý điều này.
Muốn món ăn trở nên thơm ngon và ngon ngọt hơn, nhiều bà nội trợ
đã sử dụng hạt nêm thường xuyên. Ảnh minh họa.
Lạm dụng sử dụng quá nhiều hàng ngày
Vì muốn món ăn trở nên thơm ngon và ngon ngọt hơn, nhiều bà nội trợ đã sử dụng hạt nêm thường xuyên. Điều này lâu ngày dẫn tới tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Lý do vì, lạm dụng hạt nêm khiến bà nội trợ không chú ý bổ sung dinh dưỡng từ các thực phẩm tươi sống hàng ngày cho các bữa ăn. Lâu ngày, hiện tượng này sẽ dẫn tới thiếu chất, đặc biệt với trẻ nhỏ.
Do đó, bạn chỉ nên dùng có giới hạn nhất định. Bên cạnh đó vẫn chú ý đảm bảo dinh dưỡng cho thành viên trong gia đình từ thực phẩm đa dạng, đầy đủ, cân đối.
Dùng thay thế muối iot
Nhiều gia đình hiện nay quá lạm dụng hạt nêm và dùng thay thế muối I ốt. Song thực tế, một người không nên ăn quá 6 gram muối mỗi ngày, bao gồm cả bột canh, hạt nêm trong thức ăn, rau củ quả, dưa cà...
Được biết, thành phần hạt nêm không phải muối iot. Dùng nhiều loại gia vị này sẽ kéo theo lượng iot cần thiết khiến cơ thể bị thiếu hụt. Vì thế, khi sử dụng hạt nêm, bạn nên chú ý tới liều lượng muối iot hàng ngày
Dùng hạt nêm để nêm cho trẻ nhỏ
Nêm nếm là một thói quen thường gặp khi chế biến các món ăn, nhằm giúp món ăn của bé ngon và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, việc sử dụng gia vị khi nấu đồ ăn dặm lại cần được áp dụng một cách cẩn thận, nếu không dần dần sẽ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bé.
Trong sữa mẹ, sữa bột công thức và các thực phẩm tự nhiên khác như hoa quả, thịt cá,… đều chứa một hàm lượng muối nhất định. Hàm lượng đó hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu muối của cơ thể bé.
Việc mẹ nêm nếm thêm bột canh, hạt nêm,… vào thức ăn dặm
có thể gây đến tình trạng thừa muối. Ảnh minh họa.
Việc mẹ nêm nếm thêm bột canh, hạt nêm,… vào thức ăn dặm có thể gây đến tình trạng thừa muối, ảnh hưởng xấu đến thận, tim mạch và giảm chức năng hệ bài tiết của trẻ. Vì vậy, mẹ hoàn toàn không cần nêm nếm cho các món ăn dặm của bé khi bé trước 1 tuổi, và trong thời gian sau đó cũng hãy cố gắng duy trì cho bé ăn nhạt.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?