Việc sử dụng trẻ em làm vật hiến tế xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Dù bị xã hội lên án và pháp luật ngăn chặn, nhưng những hủ tục man rợ này vẫn còn đang tồn tại.
![]() |
Rùng rợn với hủ tục giết trẻ em tế lễ |
Giết trẻ em mưu cầu sự giàu san ở Uganda
Quốc gia Uganda từng đau đầu với hủ tục giết trẻ em làm vật hiến tế bởi một số cá nhân muốn cầu công danh, sức khỏe và sự giàu sang.
Người dân tại những ngôi làng và nông trại xung quanh thủ đô Kampala luôn sống trong lo sợ trẻ con bị bắt cóc. Thầy cô và cha mẹ phải giám sát các em thật chặt mỗi khi chúng tan trường về nhà. Tại những khu vui chơi và trên hè phố đều dán đầy những poster cảnh báo về mối đe dọa trẻ em bị bắt cóc.
Nhiều người dân châu Phi vẫn tin vào nghi lễ Juju cho rằng máu người sẽ mang lại sức mạnh, sự giàu sang. Chính những quan chức của Uganda thường cạy nhờ thầy lang giúp thực hiện ghi lễ với một khoảng tiền hậu hĩnh.
Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ con bị bắt cóc và bị đem ra làm vật hiến tế. Những phần thân thể, thường là mặt và bộ phận sinh dục trên người bọn trẻ, bị cắt bỏ để sử dụng trong các buổi lễ.
Số nạn nhân trong các vụ sát hại như vậy ở nước này lên đến hàng chục vụ. Vấn đề tồi tệ đến mức cảnh sát Uganda phải thành lập Lực lượng đặc nhiệm chống sử dụng người làm vật tế thần.
Giết chết bé gái sơ sinh ở Ấn Độ
Theo một tạp chí nghiên cứu y khoa của Anh quốc, The Lancet, có đến nửa triệu bào thai nữ bị hủy bỏ hàng năm ở Ấn Độ.
“Các bé gái thường được chôn ở sa mạc và không một ai trong gia tộc được phép thắc mắc và tỏ ra thương tiếc, chúng tôi không thể xới tung sa mạc lên chỉ để tìm ra tung tích các bé gái,” Mamta Bishnoi, sĩ quan cảnh sát cấp cao của Jaisalmer nói.
Tình trạng này đã phản ánh một sự khủng hoảng trên toàn nước Ấn Độ, nơi luôn có sự phân biệt nam – nữ bởi hủ tục đề cao sự quan trọng của những người con trai trong những tang lễ của Hindu giáo.
Những nhà sử học địa phương cho rằng tình trạng giết chết trẻ sơ sinh nữ có thể bắt nguồn từ quá khứ. Đó là thời điểm những cuộc chiến sắc tộc giữa người Ấn độ giáo và Hồi giáo xảy ra ở khắp nơi. Khi đó, những trưởng lão của gia tộc Rajput Hindu đã có giải pháp rất tàn ác là giết hết những người con gái của mình để cứu họ khỏi việc bị hãm hiếp bởi những phần tử Hồi giáo cực đoan.
Những kẻ tấn công Hồi giáo ấy đã đến những ngôi làng Hindu để hiếp dâm, trấn lột của cải. “Cảm thấy không thể chịu được những nỗi nhục, ô danh, những người Rajputs đã chọn giải pháp giết những người con gái của mình,” Umashankar Tyagi, một nhà sử học xã hội ở Jaipur, thủ phủ bang Rajasthan phát biểu trên AFP.
Trong thời bình, điều này vẫn chưa hề thuyên giảm, Tyagi giải thích: “Do nghèo nàn, nạn mù chữ, cái đói, tục giết chết trẻ sơ sinh vẫn chưa thể ngừng tại nơi đây.”
Giết trẻ bạch tạng lấy nội tạng hiến tế
Ngày 25/8 vừa qua, Liên Hợp Quốc đã lên án việc những trẻ em bị bạch tạng bị ngược đãi tại các trung tâm chăm sóc của chính phủ Tanzania.
Kể từ năm 2000, đã có ít nhất 74 bệnh nhân bạch tạng bị giết tại quốc gia châu Phi này. Sau khi số người bị sát hại lên đến đỉnh điểm vào năm 2009, chính phủ đã đưa những đứa trẻ vào các trung tâm chăm sóc trẻ em trong nỗ lực tuyệt vọng để bảo vệ chúng.
Những kẻ giết hại các bệnh nhân bạch tạng rất hiếm khi bị xử tội ở Tanzania hay bất cứ quốc gia châu Phi.
Và những vụ tấn công này lại đang có xu hướng tăng lên bởi tháng 10/2015 sẽ là lúc tiến hành cuộc bầu cử tổng thống ở Tanzania, và những người tham gia vận động tranh cử sẽ có nhu cầu tìm đến những thầy pháp để nhận sự hỗ trợ.
Và để làm lễ cầu may cho các “ứng cử viên này” thầy pháp cần đến những bộ phận trên cơ thể của người bệnh bạch tạng.
Các bộ phận này được mua bán với giá khoảng 600 USD/bộ phận, hoặc 75.000 USD/toàn bộ cơ thể.
Ném trẻ con cho cá sấu…ăn thịt
Hủ tục này xảy ra thung lũng Omo, miền nam Ethiopia. Quan niệm về những đứa trẻ đáng nguyền rủa hay còn gọi là “mingi” vẫn còn tồn tại trong cuộc sống của người dân bộ tộc Hamer và Bana. Người lớn tuổi ở đây khẳng định rằng những đứa trẻ mingi phải bị giết trước khi chúng mang những điều xấu đến cho bộ lạc.
Những đứa trẻ bị gọi là “mingi” khi bố mẹ chúng lỡ đắc tội với trưởng tộc hay khi chúng chào đời có bất kỳ khiếm khuyết nào trên cơ thể.
“Nếu chiếc răng đầu tiên mọc ở hàm trên chứ không phải hàm dưới, đứa trẻ đó sẽ bị coi là mingi. Người dân trong bộ lạc sẽ bỏ rơi chúng trong bụi rậm mà không cho thức ăn và nước uống hoặc là họ sẽ quẳng chúng từ vách đá xuống giữa dòng sông cho bầy cá sấu ăn thịt”, nhiếp ảnh gia Eric Lafforgue cho biết. Eric đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu về các bộ lạc Karo và Hamer.
Mặc dù chính phủ Ethiopia đã cố gắng ngăn cấm hủ tục này nhưng mỗi ngày, những đứa trẻ vẫn bị quẳng cho cá sấu, linh cẩu ăn thịt hay bị bỏ đói cho đến chết.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu


-
Bảng xếp hạng tỷ phú 2025: Elon Musk chiếm ngôi vị người giàu nhất thế giới, Việt Nam có 5 đại diện
-
Trung Quốc vừa phát hiện mỏ vàng khổng lồ, có thể lớn nhất thế giới
-
Hành trình như cổ tích: Từ cậu bé mồ côi ở Sóc Trăng trở thành Phó Thủ tướng trẻ nhất nước Đức
-
Nhật Bản cảnh báo siêu động đất có thể gây sóng thần kinh hoàng, thổi bay 50% GDP, 298.000 người có thể thiệt mạng




-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập
-
Quy định mới nhất về khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ, người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính phạt
-
Một tỉnh nghèo miền núi bất ngờ lọt top 5 tỉnh thành tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, vượt mặt Hải Phòng, Quảng Ninh
-
2 tỉnh sở hữu ‘kho vàng’ lớn nhất miền Bắc: Trữ lượng nhiều vô kể, vẫn còn ‘ngủ yên’ dưới lòng đất
-
Rất nhiều người không biết: Muốn cấp đổi Căn cước, VNeID bắt buộc phải cập nhật định danh mức độ 2
-
'Qua sắp xếp, nhiều tỉnh miền núi sẽ có biển và tỉnh miền biển sẽ có núi'
-
Quang Linh Vlogs giàu cỡ nào trước khi bị bắt?