Sán, giun, giòi... đều có khả năng xâm nhập và sinh sống trong cơ thể người gây ra nhiều căn bệnh kỳ quái.
Những hình ảnh rợn người |
Giun bò lổm ngổm dưới da
Chị Lê Lan (41 tuổi, trú tại Khương Đình, Thanh Xuân, HN) mới đây đã phát hiện dưới da có những vết đỏ dài. Đặc biệt, những vết này có thể di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác qua từng ngày. Tại bệnh viện chị Lan được chẩn đoán là bị nhiễm ấu trùng giun đất.
Nguyên nhân là do chị tiếp xúc nhiều với đất hoặc động vật nhưng không đeo găng tay nên đã bị trứng của những con ấu trùng sống trong đất và động vật chui vào trong da. Ấu trùng này không có men phân hủy thành mạch máu nên lâu ngày chúng sẽ đi khắp cơ thể người ở mô dưới da.
Giòi làm tổ trong mũi
Ông Hà Cát Tự (76 tuổi, trú tại Chợ Mới, Bắc Kạn) có tiền sử bệnh viêm xoang. Tuy vậy, thời gian gần đây ông thấy đau họng, đau mũi. Khi người nhà nhỏ thuốc vào mũi ông thì thấy có giòi bò ra từ lỗ mũi bên phải. Cứ như vậy, đã có khoảng 50 con giòi màu xanh, màu trắng được gắp ra khỏi mũi của ông Tự.
Ông Hà Cát Tự với mũi sưng to
Thế nhưng, ít ngày sau, mũi phải của ông Tự sưng to, người sốt nhẹ nên con cháu đã đưa ông xuống bệnh viện Đa khoa TƯ Thái Nguyên để điều trị. Tại đây, các bác sĩ tiếp tục gắp ra từ mũi ông Tự thêm 40 con giòi. Theo chẩn đoán ban đầu, do bệnh nhân có tiền sử viêm xoang nên trứng côn trùng theo đường ăn uống hoặc sử dụng thuốc nam để chui vào mũi làm tổ.
Sán chui vào da, lên não
Tháng 8/2012, chị Đặng Thị Thơm (35 tuổi, trú tại quận Bình Thạnh, TP.HCM) giật mình khi ngủ dậy đã phát hiện những vật thể nang trên giường và quần lót. Sau khi đến bệnh viện khám, chị được bác sĩ kết luận là bị nhiễm sán dải bò (loại sán có trong thớ thịt bò) mà nguyên nhân ở đây là do ăn phở bò tái nhiều.
Nang sán heo trên da một người bệnh
Ngoài sán dải bò, mọi người còn có thể bị nhiễm sán dải heo (có trong thịt lợn không an toàn). Loại sán này có thể theo đường ăn uống xuyên qua thành ruột, vào máu, chu du khắp cơ thể, thậm chí là lên não và gây nguy hiểm đến tính mạng.
Đỉa sống trong vùng kín phụ nữ
Cuối tháng 6/2012, người dân ở xã Diễn Tân (Diễn Châu, Nghệ An) được một phen xôn xao khi hay tin chị Đinh Thị Liên (47 tuổi) “đẻ” ra đỉa. Theo lời thuật lại của chị Liên, hôm đó chị đang trên đường đi làm đồng về thì thấy có máu ở vùng kín chảy ra làm ướt quần. Ban đầu, chị Liên cứ nghĩ là mình đến “ngày” nhưng khi về gần đến nhà thì chị thấy có cái ngọ nguậy ở vùng kín liền thò tay vào lôi ra thì phát hiện một vật thể dài chừng 30cm, đường kính khoảng 5cm.
Chị Đinh Thị Liên kể lại sự việc
Sau đó chị Liên và người nhà mới biết đó là một con đỉa nước ngọt lớn. Cũng theo chị Liên, có thể con đỉa này đã chui vào vùng kín của chị từ 2 tháng trước khi chị đi bứt cỏ cho trâu ở một đầm ngập nước.
Tạm kết: Từ những trường hợp trên, có thể thấy rằng nếu không biết tự bảo vệ mình, mọi người đều có thể bị những sinh vật lạ xâm nhập cơ thể. Nhẹ thì chỉ gây khó chịu, nặng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Cách phòng trừ hữu hiệu nhất là ăn uống hợp vệ sinh, không ăn đồ sống. Bên cạnh đó, khi lao động chân tay tiếp xúc với các môi trường độc hại hoặc các loại động vật mang ký sinh trùng..., người lao động nên có những công cụ bảo hộ.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?