Thời gian gần đây, liên tiếp nhiều trường hợp nhiễm giun sán gây ra biến chứng kinh hoàng được cảnh báo khiến người tiêu dùng không khỏi lo sợ.
Rất nhiều món ăn chế biến không đúng cách sẽ là mầm mống gây bệnh giun sán cho con người |
Giun sán là những ký sinh trùng rất phổ biến, xuất hiện khắp nơi xung quanh ta, và thông qua đường miệng, chúng đã vô tình thâm nhập được vào cơ thể con người rồi cứ trú và phát triển trong đó. Nhiều trường hợp nhiễm giun sán thông thường thì không phát hiện ra, tuy nhiên, cũng có những người đã phải gánh chịu hậu quả nặng nề do những ký sinh trùng này mang lại.
Phát hoảng với u sán ở mắt vì ăn tiết canh lợn
Tiết canh lợn vốn là món ăn dân gian và là món khoái khẩu của rất nhiều người. Nếu như tiết canh được lấy từ những con lợn khỏe mạnh, được kiểm dịch kỹ càng và không bị nhiễm sán thì kết hợp với chế biến vệ sinh, món tiết canh sẽ hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên, khi con lợn bị nhiễm sán thì nó sẽ trở thành kẻ thù cho những ai vô tình ăn phải.
Tiết canh là món khoái khẩu của rất nhiều người
Thời gian qua, báo chí ghi nhận trường hợp của Anh Nguyễn Xuân T. (32 tuổi ở Bắc Giang) bị mắc một khối u ở mắt. Điều bất thường là trước khi khối u này xuất hiện, anh T đã có 3 ngày liền ăn tiết canh lợn, vốn dĩ tiết canh là món khoái khẩu của anh từ lâu, nên anh ăn nhiều mà không hề nghĩ rằng mình đang đưa vào cơ thể một lượng sán cực lớn.
Dấu hiệu ban đầu là mắt anh tự nhiên bị sưng to và ngứa dữ dội. Sau đó, ở rìa mắt nổi lên một cục u, lúc to, lúc nhỏ. Tự chữa không xong, anh đành đến bệnh viện để thăm khám. Tại đây, gia đình anh té ngã khi biết khối u ở mắt của anh là u sán, con sán lúc nằm ở rìa mắt, khi lại bò lên kết mạc khiến cho khối u lúc to lúc nhỏ như vây.
Theo các bác sỹ, giun sán làm tổ ở mắt nếu không phát hiện kịp thời sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, đó là giảm thị lực, viêm, hủy hoại nhu mô và cuối cùng có thể gây mù mắt. Vì vậy, không nên ăn tiết canh sống, bởi thực tế cho thấy, thịt lợn đang lưu hành trên thị trường không phải con nào cũng được qua kiểm định, hơn nữa, việc phát hiện lợn có bị nhiễm sán hay không bằng mắt thường là điều không đơn giản.
Sán chui ra từ vùng kín vì ăn nhiều phở bò tái chín
Những bát phở bò tái tưởng chừng như bổ dưỡng nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bệnh tật. Mới đây, truờng hợp chị chị Đặng Thị Thơm, 35 tuổi, một công chức, ngụ tại quận Bình Thạnh, TP. HCM bị nhiễm sán dải bò đã khiến nhiều người hoang mang.
Chị Thơm cùng các đồng nghiệp hay ăn sáng món phở bò tái
Theo lời chị Thơm, buổi sáng chị thường ăn phở bò tái, và thời gian gần đây, chị thấy có nhiều vật thể nang màu trắng đục chui ra từ hậu môn và vương vãi trên cả giường ngủ, chị vô cùng hoảng sợ và đã phải cầu cứu đến bệnh viện. Tại đây, chị được kết luận là đã nhiễm sán dải bò.
Như vậy, từ việc ăn thịt bò tái, những con sán dải bò đã thâm nhập vào cơ thể chị Thơm, rồi chúng di chuyển và sinh sôi trong các bộ phận lân cận.
Khi xâm nhập vào cơ thể người, sán dải bò hút chất dinh dưỡng để sống khiến người bệnh trở nên xanh xao, suy dinh dưỡng, uể oải. Theo ghi nhận, rất nhiều người đã từng bị như chị Thơm, và đều phải uống thuốc đặc trị mới có thể tiêu diệt được hết sán trong cơ thể. Tuy nhiên, các bác sỹ cũng cảnh báo, sán dải bò phát triển và lây lan rất nhanh, chúng bò ra khỏi cơ thể, trứng còn vương vãi trên chăn, màn, gối nên người bị nhiễm sán rất dễ bị mắc lại. Cần phải có một công cuộc vệ sinh tổng thế để triệt tiêu toàn bộ ổ bệnh.
Kinh hoàng vì nhiễm giun do ăn lươn ếch
Ông Hoàng Thái Đức (ở quận Đống Đa, Hà Nội) bị một khối áp xe rất lớn bên cổ trái, khối áp xe lan nhanh lên tới hàm rồi tiếp tục chuyển lên má, mặt, trông rất khủng khiếp. Hoảng quá, con trai ông Đức ngay lập tức đưa cha vào bệnh viện Nhiệt đới thăm khám.
Món ăn đồng quê là thịt ếch tiềm ẩn nhiều loại giun ký sinh nếu không được chế biến kỹ
Tại đây, các bác sỹ đã làm rất nhiều xét nghiệm và phát hiện ra khối áp xe, bị viêm mô do nhiễm loại giun có tên khoa học là Gnathosma spinigerum (kích thước dài 2 mm, đầu có 6 hàng gai nhọn) gây ra. Theo các bác sỹ thì loại giun đó sống ký sinh trong các loài cá, ếch, lươn, chạch, ốc, rắn...
Nghe bác sỹ nói, con trai ông Đức mới tá hoả rằng, cha mình rất thích ăn ếch đồng đông lạnh, và cụ cũng chỉ thích ăn các món xào tái, thịt vẫn còn hơi đỏ chứ không thích “ăn chín, uống sôi”, đó chính là nguyên nhân khiến ông bị nhiễm loại giun đáng sợ này.
Theo các chuyên gia, ấu trùng giun xâm nhập vào cơ thể một cách từ từ nên nhiều người không biết. Khi khối áp xe to lên, thấy khó chịu, người bệnh mới đi khám, gây khó khăn cho công tác điều trị và nguy hiểm đến tính mạng.
Ăn thịt heo, sán chui lên não đóng kén
Hiểm họa không chỉ đến từ thịt bò sống mà còn tới từ thịt lợn không an toàn bị nhiễm sán dải heo (lợn gạo). Trường hợp của anh Trần Văn Tùng, 43 tuổi, ngụ tại huyện Hóc Môn TP. HCM là một nạn nhân của sán dải heo.
Với thói quen nhậu nhẹt, anh rất hay lai rai ở các hàng quán ven đường, thời gian gần đây, thỉnh thoảng anh có triệu chứng nôn ói, nhức đầu. Triệu chứng kéo dài một thời gian mà không rõ nguyên nhân, gia đình đã đưa anh vào viện khám xét, và họ tá hỏa khi nhận kết quả chụp X quang của anh với một khối u trong đầu. Nhưng tất cả mọi người còn sốc hơn khi trong khối u đó là một nang sán dải heo.
Các bác sỹ cho biết, sán dải heo theo đường ăn uống xuyên qua thành ruột, vào máu, chu du khắp cơ thể. Nếu chúng đi lên não có thể khiến bệnh nhân tử vong nhanh chóng. Nhiều trường hợp sán dải heo cư trú dưới da, làm cho da bệnh nhân nổi lên những cục như hạt gạo li ti, gây mất thẩm mỹ cho nhiều người.
Nhiễm sán xơ mít vì ăn bò bít tết, lúc lắc
Chị Hoa, nhân viên văn phòng làm việc tại TP. HCM cầm một con vật thân mềm, màu trắng đục như mảnh xơ mít đến phòng khám chuyên khoa để được giải đáp. Theo chị thì con vật này gần đây hay xuất hiện ở đũng quần của mình khiến chị vô cùng lo lắng. Tại đây, các bác sĩ xác định, "con vật thân mềm" mà chị mang theo chính là một đoạn của sán xơ mít.
Đốt sán sơ mít chui ra khỏi người một bệnh nhân. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp)
Cũng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, anh Nguyễn Hữu Tiến, nhà ở đường Gò Dầu, quận Tân Phú cho biết có cùng hiện tượng trên.
“Lần đầu tiên khi xếp chăn, tôi phát hiện 'vật lạ' nhưng nghĩ nó ở đâu bò đến nên không quan tâm lắm. Cho đến một buổi sáng sau đó, thấy đũng quần nhột nhột cảm giác như có con gì bò. Kiểm tra, tôi phát hiện 'con vật' giống hôm trước đang chui ra”, anh này kể.
Sán sơ mít hay còn gọi là sán dải. Sán có 3 loại chính gồm sán dải bò, sán dải heo và sán dải cá. Hiện nay, bệnh nhân nhiễm sán dải bò được phát hiện nhiều nhất. Sán dải bò có mặt trong những món ăn chế biến từ thịt bò, đặc biệt là món bò bít tết và bò lúc lắc thì dễ chứa ấu trùng sán hơn, bởi thịt thường được sắt dày, trứng sán nằm bên trong khiến người ăn và đầu bếp không thấy.
Món bò bít tết là nguyên nhân gây nhiễm sán xơ mít
Những truờng hợp mắc giun sán gây nguy hiểm cho sức khỏe trong thời gian gần đây như một lời cảnh tỉnh cho tất cả người tiêu dùng trong việc vệ sinh và chế biến thực phẩm. Thay vì ăn theo sở thích, ăn để ngon miệng, mọi người nên chú trọng đến tiêu chí vệ sinh và đồ ăn phải đảm bảo được đun nấu kỹ càng.
Làm thế nào phòng tránh các bệnh về giun sán? Nguyên nhân gây nhiễm giun, sán là thiếu vệ sinh trong sinh hoạt, ăn uống và tập quán dùng phân tươi bón rau… Do đó, để phòng bệnh, nên giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống. Cụ thể là: rửa tay sạch trước khi ăn, cắt ngắn móng tay, lau dọn nhà cửa sạch sẽ; thức ăn phải luôn nấu chín; nước uống phải được đun sôi để nguội. |
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%