“Phóng viên robot” được sử dụng ngày càng nhiều tại các tòa soạn khắp thế giới trong nỗ lực đăng tải tin tức sớm hơn đối thủ.
Báo Los Angeles Times đang sử dụng thuật toán để viết tin tức Ảnh: REUTERS |
Los Angeles Times trở thành tờ báo Mỹ đầu tiên đưa tin về trận động đất mạnh 4,4 độ Richter ở TP Los Angeles, bang California hôm 17/3 nhờ một “phóng viên robot” có tên là Quakebot.
Theo tạp chí Slate, Quakebot là một thuật toán được dùng để viết bản tin dựa trên mẫu có sẵn mỗi khi nhận được cảnh báo về động đất từ Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS). Bài viết sau đó được gửi đến một hệ thống quản lý nội dung để biên tập viên (con người) xem lại trước khi xuất bản lên mạng. Toàn bộ quy trình này chỉ mất khoảng 3 phút.
Cha đẻ của Quakebot là phóng viên kiêm lập trình viên Ken Schwencke của Los Angeles Times. Ông Schwencke cho biết Quakebot được thiết kế để quan tâm đến các trận động đất mạnh từ 3 độ Richter trở lên. Ngoài ra, Quakebot còn có thể tự động viết bản tin ban đầu về một số đề tài khác, trong đó có các vụ án mạng tại địa phương.
Theo đài BBC (Anh), “phóng viên robot” ngày càng đắc dụng tại các tòa soạn khắp thế giới trong nỗ lực chạy đua thông tin. Tại Mỹ, Los Angeles Times là nơi tiên phong cho xu hướng này. Việc sử dụng “phóng viên robot” đòi hỏi nguồn tin phải đáng tin cậy và dữ liệu sau đó được đưa vào một mẫu có sẵn. Một số hãng tin đang thử nghiệm phương pháp “robot viết tin” trong một số lĩnh vực khác, như thể thao.
Tuy nhiên, ông Schwencke cho rằng Quakebot không thể nào thay thế phóng viên bằng xương bằng thịt. Mục đích của nó chỉ là viết một bản tin đơn giản, nhanh chóng và chính xác nhất dựa trên dữ liệu mới nhận. Theo ông, đối với bản tin động đất, điều người ta quan tâm ban đầu là có tổn thất về người và của hay không hoặc những chuyên gia tại USGS nói gì.
Ông Schwencke nói với tạp chí Slate: “Tại tòa soạn chúng tôi, Quakebot chỉ mang tính bổ sung. Nó giúp tiết kiệm thời gian đối với một số loại bản tin nhất định. Nó không cướp mất chỗ đứng của phóng viên mà chỉ khiến công việc của họ thêm thú vị”.
Theo ông Schwencke, sau khi Quakebot viết bản tin ban đầu, các biên tập viên sẽ phải xác định những khía cạnh có sức hút đối với độc giả để triển khai tiếp. Chẳng hạn, với bản tin động đất ngày 17/3, sau khi Quakebot “chấp bút”, các phóng viên và biên tập viên Los Angeles Times đã cập nhật tổng cộng 71 lần trong vài giờ để có một bản tin đầy đủ và sâu sắc.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Nơi nào đón năm mới đầu tiên trên thế giới?
- Là báu vật có '1-0-2' trên đời, gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, không một ai dám trồng
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành