Bộ GD-ĐT quy định cách tính điểm ưu tiên chính thức đối với những trường, ngành có nhân hệ số môn thi chính theo quy định mới của kỳ tuyển sinh năm nay.
Quy định mới về cách tính điểm ưu tiên |
Chiều ngày 9/8, Bộ GD-ĐT đã công bố kết luận của Hội đồng xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2014. Kết luận này bao gồm cả cách tính điểm ưu tiên đối với những trường, ngành có nhân hệ số môn thi chính theo quy định mới của kỳ thi năm nay.
Theo quy định này, đối với các trường, ngành đã công bố môn thi chính: Xác định và công bố công khai mức điểm xét tuyển cơ bản và điểm xét tuyển có tính đến hệ số 2 của môn chính theo quy định tại công văn số 2241/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 5.5.2014 về hướng dẫn xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào. Điểm ưu tiên được xác định theo công thức:
Trong đó, DTT là điểm ưu tiên thực tế; DQc là điểm ưu tiên xác định theo quy chế (điểm trung bình được làm tròn đến 2 chữ số thập phân).
Quy định này là cách làm để bảo đảm công bằng cho thí sinh.
Ông Trần Văn Nghĩa, phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT, giải thích cách tính: “Ví dụ thí sinh dự thi khối A, được hưởng ưu tiên 3 điểm, có kết quả thi Toán 5, Hoá 3, Sinh 4. Trường chọn điểm xét tuyển cơ bản là 15. Nếu không quy định môn chính, học sinh sẽ được tổng 15 điểm (5+3+4+3 điểm ưu tiên) bằng điểm xét tuyển cơ bản.
Nhưng nếu quy định Sinh là môn chính, thì điểm xét tuyển cơ bản của trường có tính hệ số môn chính là: 15 x 4/3 = 20.
Nếu không nhân hệ số cho điểm ưu tiên của thí sinh đó, tổng điểm của thí sinh đó có xét hệ số môn chính là 5 + 3 + 8 + 3(điểm ưu tiên) = 19.
Như vậy nếu không nhân hệ số ưu tiên, thì sau khi nhân hệ số môn chính thí sinh sẽ có kết quả dưới điểm xét tuyển cơ bản.
Trong khi đó, nếu nhân hệ số cho điểm ưu tiên, điểm của thí sinh sinh sẽ là: 5 + 3 + 8 + 3 x 4/3 = 20. Điểm số này đúng bằng điểm xét tuyển cơ bản có xét đến hệ số môn chính.
Như vậy, nếu không nhân hệ số điểm ưu tiên thì trong một số trường hợp thí sinh sẽ bị thiệt khi xét vào các ngành có quy định môn thi chính.
Ông Nghĩa lưu ý rằng Bộ đã tính trường hợp trường hợp mà điểm môn thi chính của thí sinh bằng điểm trung bình của kết quả ba môn để loại trừ ảnh hưởng của kết quả môn chính. Theo tính toán, nếu điểm môn chính bằng điểm trung bình thì khi xét cách nào cũng như nhau.
Còn khi môn chính có kết quả cao hơn trung bình ba môn,thí sinh sẽ có lợi thế - tức là nếu không tính môn chính kết quả thi sẽ dưới sàn, nhưng tính môn chính lại trên sàn.
Ngược lại, nếu điểm môn chính thấp, có thể xảy ra trường hợp khi không tính hệ số môn chính thì kết quả thi trên sàn, nhưng khi tính môn chính lại dưới sàn.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Top 3 ngành học dành cho người hướng nội, mức lương trên 50 triệu mỗi tháng trong tầm tay
- Sát Tết có 4 nghề 'hái' ra tiền, thu nhập cả trăm triệu/tháng mà không cần trình độ đại học
- 7 điểm mới của Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
- Ngành nghề cho thu nhập khủng lên tới 100 triệu đồng/tháng, là xu hướng trong 5-10 năm tới
- Virus HMPV là gì? Virus đang lây lan bệnh hô hấp tại Trung Quốc có nguy hiểm như Covid-19?
- Lừa đảo cận Tết ngày càng tinh vi, chủ tài khoản ngân hàng cần làm ngay việc này để tránh bị 'bay' sạch tiền
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu từ ngày nào?
- Khu đô thị nào có giá cao nhất Hà Nội, lên tới 113 triệu đồng/m2?
- Từ nay ai dùng căn cước công dân theo cách này có thể bị xử phạt lên tới 6 triệu đồng
- Cầu thủ Nguyễn Xuân Son là ai? Cơ duyên nào đưa Nguyễn Xuân Son đến với đội tuyển Việt Nam?
- Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?
- Ngành nào có thu nhập cao nhất Việt Nam?