Sở GD-ĐT TP.HCM vừa chính thức công bố dừng thử nghiệm đề án máy tính bảng. Theo đó, đề án sách giáo khoa điện tử sẽ được tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới.
![]() |
Học sinh tiểu học cần được học tập một cách trực quan, sinh động hơn |
Ngay sau khi Sở GD-ĐT TP.HCM công bố thông tin trên, nhiều bậc phụ huynh tại TP.HCM đã “thở phào” vì cất được nỗi lo lắng.
Anh Nguyễn Văn Trí, có con học tại Trường Tiểu học Trần Văn Ơn (Q.Gò Vấp), cho biết: “Tôi lo lắng việc Sở GD-ĐT sẽ mạnh tay triển khai đề án trên theo hướng cho các em sử dụng bất cứ loại máy tính bảng nào mà gia đình mua được.
Nếu như thế thì ngoài nỗi lo các khoản tiền trường đầu năm học, gia đình lại phải gánh thêm khoản đầu tư khá nặng này”.
Đồng quan điểm, chị Phan Thị Thùy Linh (Q.Tân Bình) cũng bày tỏ: “Đi họp phụ huynh đầu năm, ngồi nói chuyện với nhiều bậc phụ huynh tôi cũng thấy nhiều người ủng hộ việc cho trẻ sử dụng máy tính bảng vì mỗi ngày nhìn con em đeo cặp sách cả chục kg đi học mà xót xa. Tuy nhiên tôi lại không đồng tình vì thực tế ở nhà tôi mỗi ngày cháu đi học về đều đòi bố nó mở game cho chơi. Nếu được phép sử dụng công khai thì chẳng biết tương lai nó sẽ như thế nào”.
Theo ghi nhận nhanh của phóng viên, rất nhiều bậc phụ huynh có con đang theo học bậc tiểu học tại các khu vực Q.1, Q.3, Tân Bình, Phú Nhuận… cảm thấy vui mừng vì Sở GD-ĐT TP.HCM không triển khai thử nghiệm đề án máy tính bảng.
Anh Vũ Hoàng Quân, có con học tại Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chính, tâm tư: “Mặc dù biết con tiếp xúc với máy tính bảng sớm sẽ không tốt nhưng nếu các bậc phụ huynh khác đều đồng ý thì tôi cũng phải ủng hộ vì nếu không cháu sẽ cảm thấy thua thiệt.
Có điều khi đó chắc chắn áp lực của phụ huynh chúng tôi sẽ tăng lên vì phải lo lắng cháu ở trường sẽ sử dụng thế nào, lỡ chẳng may bị kẻ xấu lợi dụng thì sao?...”.
Được biết, đề án máy tính bảng xuất phát từ việc lãnh đạo TP.HCM trong cuộc gặp gỡ đầu năm với học sinh.
Khi lắng nghe nguyện vọng của các em là muốn làm sao đi học được mang cặp nhẹ, chỉ mang một quyển sách chứa nhiều kiến thức (nhiều môn học), Thành ủy và UBND TP.HCM đã có chỉ đạo và Sở GD-ĐT mới bắt đầu nghiên cứu đề án sách giáo khoa điện tử.
Tuy nhiên, khi đưa ra đề án máy tính bảng, ngành GD-ĐT TP.HCM đã gặp phải sự phản ứng gay gắt từ các bậc phụ huynh và dư luận xã hội vì sự bất hợp lý và tốn kém do đề án này mang lại.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny




-
Vì sao Hà Nội dự kiến thành lập 5 phường với diện tích 'siêu nhỏ', rộng chưa đầy 2 km2?
-
1 loại gỗ ở Việt Nam được mệnh danh là 'báu vật rừng xanh', có thời điểm giá lên tới nửa tỷ/m³
-
Trước nghỉ lễ 30/4 và 1/5, hơn 3,3 triệu người sẽ được nhận 2 khoản tiền lớn này
-
Chủ tịch xã được lựa chọn dựa theo tiêu chí nào khi sáp nhập xã, không còn cấp huyện?
-
Hơn 2 tháng nữa, thành phố cổ thứ 2 Việt Nam chỉ sau Hà Nội dự kiến sẽ không còn trên bản đồ hành chính
-
Thủ tục đăng ký biến động thay đổi quyền sử dụng đất do chia, tách, sáp nhập mới nhất
-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới