Người phóng viên thản nhiên ngồi trên cổ một người dân thường để tránh không bị ướt khi đưa tin về bão lũ.
![]() |
Hình ảnh phản cảm của nam phóng viên Ấn Độ |
Theo AFP, Narayan Pargaien, phóng viên của kênh địa phương News Express, đưa tin về tình hình lũ lụt tại bang Uttarakhand bằng tiếng Hindi khi đang được "công kênh" trên vai của một nạn nhân.
Người thanh niên này trông gầy gò, thi thoảng lắc lư người khi phải giữ vững phóng viên trên vai giữa dòng nước lụt ngập ngang mắt cá chân.
Sau khi video này được lan truyền trên mạng, Pargaien lập tức bị lên án nặng nề. Một số người còn kêu gọi News Express sa thải phóng viên này.
Hôm nay, giải thích trên một trang truyền thông Ấn Độ, Pargaien cho rằng sự chỉ trích mà anh phải đối mặt là không công bằng. "Mọi người nói chúng tôi vô nhân đạo và sai trái, nhưng chúng tôi thực sự đã giúp đỡ được một số nạn nhân ở đó", Pargaien nói.
Pargaien giải thích rằng người thanh niên nhỏ con đã cõng anh ta lên vai như một cách thể hiện sự quý mến với nam phóng viên.
"Cậu ta muốn cho tôi thấy sự trân trọng, vì đó là lần đầu tiên có một người như tôi thăm nhà cậu ta. Khi băng qua sông, cậu ta đã đề nghị giúp đỡ bằng cách cõng tôi lên vai, trong lúc tôi đưa tin", Pargaien nói.
Phóng viên này cũng chỉ trích người quay phim vì đã ghi lại hình ảnh trên và cáo buộc chính người này đã đăng video lên mạng.
"Theo dự kiến thì bản tin sẽ được phát sóng với phần hình ảnh từ ngực tôi trở lên. Đây hoàn toàn là lỗi của người quay phim. Anh ta đã cố tình phá hoại sự nghiệp của tôi bằng cách quay từ khoảng cách xa và công bố video này", Pargaien nói thêm.
Khoảng 1.000 người đã thiệt mạng trong đợt lũ quét và sạt lở đất do mưa lớn ở bang Uttarakhand của Ấn Độ, nơi được mệnh danh là "Vùng đất của Thần thánh", với các đền thờ đạo Hindu.
Trực thăng và quân đội Ấn Độ đã sơ tán được hàng chục nghìn người, nhưng vẫn còn vài nghìn tín đồ và khách du lịch đang bị mắc kẹt khắp bang này, kể từ khi mưa lớn bắt đầu đổ bộ vào ngày 15/6.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'


-
Chàng trai 23 tuổi lập kỷ lục, trở thành người hưởng lương hưu trẻ nhất thế giới
-
Thủ đô đất nước đông dân nhất thế giới cấm xe máy chạy xăng từ năm 2026?
-
Gỗ dùng để xây Tử Cấm Thành đến từ đâu? Tại sao Tử Cấm Thành đã tồn tại 600 năm mà không bị mục nát ?
-
Kho vàng khổng lồ chứa hơn 4.500 tấn vàng, hệ thống bảo vệ nghiêm ngặt nhất thế giới, 100 năm chỉ mở cửa 3 lần




-
Vải thiều Lục Ngạn, bánh cáy Thái Bình, phở bò Nam Định... sẽ được gọi thế nào sau khi sáp nhập tỉnh?
-
Xảy ra động đất cần làm gì để thoát hiểm?
-
Số thuê bao di động phải xác thực qua VNeID để khẳng định thuê bao chính chủ
-
Chính thức: Đảng viên sinh con thứ ba trở lên không còn bị kỷ luật
-
Ca sĩ nổi tiếng cưới đại gia Việt kiều: 25 năm không có con chung, sở hữu nhiều BĐS tại Mỹ
-
Chính thức chốt lịch thi tốt nghiệp THPT 2025
-
Mỹ công bố vắc-xin chống lại 4 loại ung thư
-
Sáp nhập tỉnh thành, điểm ưu tiên khu vực của thí sinh thi THPT và xét tuyển đại học được tính thế nào?