Chẳng cần chiếu ở rạp rồi trông chờ tiền bán vé, các đơn vị sản xuất phim sit-com như “Căn hộ 69”... chỉ dùng Internet để phát hành và kiếm tiền nhờ quảng cáo.
Phim ảnh sống nhờ Internet |
Loạt phim dài tập Căn hộ số 69 thuộc thể loại sit-com (hài kịch tình huống) đang được bàn tán xôn xao, chủ yếu do nội dung gắn mác “18+” với những cảnh quay nhạy cảm và dàn diễn viên xinh đẹp. Chỉ với một cú nhấp chuột, bất cứ ai cũng có thể thưởng thức mà không cần cất công ra rạp mua vé hay chờ tới giờ xem trên tivi.
Sit-com chỉ là một trong nhiều thể loại phim ảnh đang thu hút công chúng bằng phương tiện Internet trên khắp thế giới. Trong lịch sử, bộ phim đầu tiên sử dụng hình thức này là This is not a love song dài 88 phút, do Bille Eltringham đạo diễn và được phát hành vào năm 2003. Thay vì phải tới rạp, khán giả chỉ cần tải từ Internet với chi phí tương đương 2-3 bảng Anh và có thể ngồi bất cứ nơi đâu để xem. Công nghệ ngày càng phát triển, tốc độ đường truyền Internet cải thiện cùng các dịch vụ đi kèm, ngày nay khán giả còn được thưởng thức các sản phẩm phim ảnh hoàn toàn miễn phí.
Căn hộ 69 là một trong những sit-com 18+ đầu tiên ở Việt Nam đến với công chúng qua Internet
Trước Căn hộ 69, nhiều đơn vị sản xuất cũng tung lên mạng các video ngắn có nội dung, chủ đề nhất định và đa phần được công chúng đón nhận. Thành công nhất trong số này phải kể đến Công ty cổ phần Tập đoàn Đại sứ trẻ (Yeah1) với các video thông qua từ khóa “Thích Ăn Phở” chiếu miễn phí trên YouTube. Mỗi tập có thời lượng trên dưới 10 phút, xoay quanh các câu chuyện đời thường, gần gũi và nhân vật chính thường là giới trẻ.
Lợi thế lớn nhất khi sản xuất các sản phẩm phim ảnh này là chi phí thấp, khoảng 100 triệu đồng mỗi tập và không tốn kém ở khâu phát hành vì chỉ trình chiếu trên Internet. Nếu thu hút đông đảo sự quan tâm từ khán giả, đơn vị thực hiện có thể thu lời nhanh chóng
Ông Nguyễn Thành Nam - Giám đốc Namcito Creative - đơn vị sản xuất Căn hộ 69 cho biết đã chi hơn 100 triệu đồng để sản xuất tập đầu tiên, thời lượng 20 phút. Số tiền này được các thành viên trong nhóm tự đóng góp với mong muốn ban đầu là tạo ra sản phẩm thú vị và chia sẻ cộng đồng.
Anh Nguyễn Ngọc Hưng (Hưng Zino) – sáng lập viên kiêm quản lý nhóm Thích Ăn Phở cho biết sau 4 tập đầu tiên với hàng chục triệu lượt theo dõi trên Internet, nhiều nhãn hàng đã tự tìm tới để hợp tác quảng cáo. Nhóm này sau đó cũng thiết kế các series riêng dành cho các đối tác quảng cáo, thường là những câu chuyện ngắn, thời lượng clip chỉ chừng 4-5 phút.
Theo Hưng, chi phí sản xuất mỗi tập phụ thuộc vào độ phức tạp từng phần, dao động từ vài chục triệu cho đến hàng trăm triệu đồng. Sau khi hợp tác với các nhãn hàng, ký kết hợp đồng đầy đủ, nguồn thu từ quảng cáo đã đủ bù chi phí và sinh ra lợi nhuận để nhóm duy trì hoạt động, nhân sự.
Hãng hàng không VietJet Air xuất hiện với vai trò một chi tiết trong video của nhóm Thích Ăn Phở. Ảnh: Chụp màn hình
Nhóm của Hưng đang thực hiện phim dài tập Sóng tình yêu và đã chiếu 4 tập trên Internet. Nhóm đã lên kế hoạch tìm nhà tài trợ để sản xuất các tập tiếp theo với quy mô lớn, mục đích được lên sóng truyền hình.
Nhiều nhóm bạn trẻ khác cũng đang theo phong trào lập tài khoản trên YouTube và đăng tải phim ngắn như The Bad Rabbit Team, Mowo Channel, C.A.N hay Tmedia Kênh… Đa phần đều cung cấp đầy đủ thông tin về đơn vị sản xuất và liên hệ quảng cáo.
Để sản xuất một bộ phim điện ảnh hay truyền hình, các hãng phim thông thường phải chi ít nhất 5-7 tỷ đồng. Thậm chí, năm 2007, Hãng phim Chánh Phương còn từng đầu tư hơn 1,5 triệu USD (gần 30 tỷ đồng) sản xuất phim Dòng máu anh hùng. Phương thức kinh doanh của những nhà làm phim truyền thống này thường là đầu tư lớn cho kịch bản, đạo diễn, diễn viên, kỹ xảo, và cả khâu quảng bá, để rồi trông chờ vào tiền bán vé.
Với phim điện ảnh, tác phẩm trọn vẹn do hãng phim trong nước sản xuất khi ra rạp còn phải đối mặt thêm với sự cạnh tranh gay gắt từ những bộ phim bom tấn của Hollywood. Còn để được lên sóng trên các kênh truyền hình, hãng sản xuất phim cũng phải xếp hàng chờ tương đối lâu. Thời gian chiếu phải lệ thuộc vào một khung giờ nhất định và tuân theo điều lệ nhà đài.
Kinh phí sản xuất một bộ phim điện ảnh lên tới vài tỷ đồng.
Do vậy, phát hành phim dạng video ngắn đang tạo cơ hội vàng cho những nhà sản xuất mới vào nghề và cả các đơn vị kinh doanh quảng cáo. Họ tận dụng tối đa các tình huống trong phim để lồng ghép thông điệp, hình ảnh của nhà tài trợ. Chẳng hạn trong tập Phở 7: Đặc trưng của sinh viên do nhóm Thích Ăn Phở thực hiện, hình nền một trang nhạc tại Việt Nam cũng xuất hiện khoảng 30 giây kèm lời mời gọi truy cập. Đoạn quảng cáo này được dàn dựng trở thành một chi tiết trong video khi chàng sinh viên mải nghe nhạc và bỏ bê bài vở ngay trước ngày thi.
Thậm chí nhóm cũng dành riêng cho mình 10 giây để quảng cáo sản phẩm tự cung cấp như áo thun, vỏ điện thoại hay sổ tay. Hiện kênh Youtube của Yeah1 vượt mốc 250 triệu lượt xem cùng hơn một triệu lượt đăng ký theo dõi.
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cho rằng hình thức kinh doanh phim này đang rất mới mẻ và sẽ còn phát triển mạnh mẽ, chuyên nghiệp hơn trong thời gian tới. Theo anh, với công nghệ liên tục đổi mới, nhiều đơn vị bắt đầu thay thế tivi bằng Internet cho các chiến dịch quảng cáo. Vì vậy phát hành phim trên Internet được đạo diễn phim Mỹ Nhân Kế đánh giá nhanh, hiệu quả và mang tính đại chúng cao, nhất là việc “dễ biết kết quả nhờ căn cứ theo lượt xem, theo dõi”.
"Hình thức này là cơ hội cho tất cả mọi người muốn tham gia vào lĩnh vực sản xuất phim, đồng thời là động lực để các hãng phim chuyên nghiệp tiếp tục phát triển và nỗ lực hơn", ông nói.
Ông Phan Lê Khôi – Phó giám đốc IB Group – đơn vị sản xuất một số chương trình truyền hình cho rằng phát hành trên Internet là xu thế tất yếu, có nhiều ưu điểm như linh hoạt, đa dạng hóa người xem do khán giả có thể thưởng thức ở bất cứ nơi đâu, thời điểm nào thay vì phải cố định khung giờ. Ông Khôi cũng chia sẻ: “Phim chiếu trên mạng không bị ràng buộc bởi các quy chuẩn như các sản phẩm điện ảnh, truyền hình. Do vậy, đơn vị sản xuất có thể làm sáng tạo hơn, độc đáo hơn về cách thể hiện”.
Chuyên gia IB Group cũng cho rằng nên sớm nhìn nhận xu hướng này để có hình thức quản lý phù hợp, cả về nội dung phim phát hành cũng như nghĩa vụ nộp thuế cho phần lợi nhuận phát sinh.
“Nhà sản xuất có thể lấy danh nghĩa cá nhân để làm phim, nếu không có quy định cụ thể thì rất khó bắt bẻ và tìm ra bằng chứng họ đang kinh doanh để mà yêu cầu nộp thuế, ông Khôi phân tích. Chuyên gia này cũng nhấn mạnh với những sản phẩm thế này, Nhà nước muốn quản lý ở góc độ nội dung thì phải thực hiện ngay từ trước khi phim được đăng tải.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%