Mang tên lá phiếu vắng mặt cuối cùng, những phi hành gia người Mỹ đang làm việc trên trạm vũ trụ quốc tế ISS vẫn sẽ bầu cử tổng thống từ ngoài vũ trụ.
Các phi hành gia Mỹ trên ISS vẫn sẽ bỏ phiếu bầu Tổng thống Mỹ. |
Tất nhiên, các phi hành gia người Mỹ đang làm việc bên ngoài khoảng không vũ trụ không thể trở về trái đất để hoàn thành nghĩa vụ công dân. Trong khi đó, việc họ bỏ phiếu chỉ mang tính hình tượng chứ khó lòng quyết định được ai sẽ trở thành người chèo lái nước Mỹ. Tuy nhiên, lá phiếu đó còn mang nhiều ý nghĩa khác, không chỉ đối với cá nhân phi hành gia, mà là cả nước Mỹ.
Việc bỏ phiếu từ bên ngoài khoảng không vũ trụ không chỉ giúp các phi hành gia cảm thấy mình là một phần không thể tách rời của nước Mỹ mà nó còn khẳng định sự quan tâm của nước Mỹ đối với công dân dù sinh sống và làm việc bất kể ở đâu. Ngoài ra, đây còn là cách quảng bá khá hiệu quả cho nước Mỹ bởi nó thu hút khá nhiều người quan tâm tới bầu cử Tổng thống.
Được khởi xướng năm 1997, sau khi cơ quan quyền lực Mỹ thông qua luật cho phép bang Texas thực hiện việc lấy phiếu bầu từ các phi hành gia. (Trên thực tế, gần như tất cả các phi hành gia Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đều sống xung quanh Houston). Chính vì lẽ đó, hệ thống bầu cử dành cho các phi hành gia đang làm việc trên ISS cũng được ra đời nhằm thực thi điều luật trên.
Theo đó, các phi hành gia đang làm việc ngoài không gian sẽ nhận được một tờ phiếu kỹ thuật số, được thiết kế đặc biệt nhằm cho phép các cử tri thực hiện nghĩa cụ công dân. Những bản phiếu này mang đầy đủ thông tin cá nhân của các cử tri bên ngoài quỹ đạo. Sau khi hoàn tất, những lá phiếu điện tử này được gửi đi từ cơ quan Điều hành Nhiệm vụ, thuộc Trung tâm Vũ trụ Johnson (JSC) tại Houston.
Ngay sau khi nhận được lá phiếu điện tử gửi lên từ mặt đất, các phi hành gia làm việc bên ngoài khoảng không vũ trụ có thể điền những thông tin cần thiết của bản thân và bầu cho người mà mình lựa chọn. Sau khi hoàn tất, lá phiếu sẽ được chuyển về trái đất theo đúng đường nó được chuyển lên không gian.
Phát ngôn viên NASA làm việc tại JSC cho biết: “Những lá phiếu điện tử sẽ được gửi lại cho bộ phận kiểm soát. Khi xác định được đây là lá phiếu an toàn, nó sẽ được gửi trực tiếp tới các cơ quan có thẩm quyền để họ ghi nhận kết quả bầu cử từ lá phiếu”. Ngoài trạm vũ trụ ISS, hệ thống bỏ phiếu bên ngoài không gian của NASA cho phép các phi hành gia có thể thực hiện nghĩa vụ công dân ở bất cứ đâu, ngay cả ở các tàu vũ trụ đang được phóng lên.
Người Mỹ đầu tiên thực hiện nghĩa vụ công dân từ bên ngoài khoảng không vũ trụ là David Wolf, khi ông đang làm việc trên Trạm vũ trụ Hòa Bình của Nga, năm 1997. Tuy nhiên, kết quả bỏ phiếu của Wolf chỉ mang tính địa phương và phần nhiều là thử nghiệm cho hệ thống của NASA. Sau đó, người Mỹ đầu tiên bỏ phiếu bầu cử Tổng thống bên ngoài vũ trụ là Leroy Chiao, chỉ huy phi hành đoàn Expedition số 10 (Expedition là cách gọi những phi hành đoàn lên làm nhiệm vụ tại ISS. Người ta sử dụng số hiệu đằng sau để phân biệt chúng).
Hiện tại, trên ISS là phi hành đoàn Expedition số 33, bao gồm 2 phi hành gia người Mỹ là chỉ huy Sunita Williams và kĩ sư Kevin Ford. Cả hai người được coi là công dân Mỹ sở hữu lá phiếu vắng mặt cuối cùng, nhằm quyết định người trở thành Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tiếp theo.
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Thành phố lạnh nhất thế giới, với nhiệt độ xuống tới âm 65 độ C. Người dân sống ở đó như thế nào?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%