Gần đây các nhà khoa học đã phát hiện ra một loại virus mới, với đặc tính làm giảm trí thông minh của con người.
Loại virus mới ACTV-1 này được coi là thủ phạm gây suy giảm trí thông minh của con người. Ảnh minh họa |
Có một sự thật rằng số lượng vi khuẩn trên cơ thể còn nhiều hơn số lượng tế bào mà con người có, ít nhiều trong số chúng gây bệnh và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, gần đây các nhà khoa học đến từ Học viện Y khoa John Hopkins và Đại học Nebraska, Mĩ, còn phát hiện ra một loại virus mới, tấn công não bộ và làm suy giảm trí thông minh của con người bằng cách gây suy giảm khả năng cảm nhận không gian và hình ảnh.
Loại virus này được gọi là tác nhân ACTV-1, thường được tìm thấy trong tảo, tuy nhiên, họ đã phát hiện ADN của loại virus này trong cổ họng của những người tình nguyện. Thử nghiệm cho thấy nhóm người có chứa virus này có khả năng nhận biết hình ảnh và không gian kém hơn hẳn các đối tượng không bị nhiễm.
Để chứng minh về tác động của loại virus này lên chức năng nhận thức của não, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm trên 2 nhóm chuột. Kết quả cho ra nhóm chuột không bị nhiễm có khả năng nhận thức hơn hẳn nhóm bị nhiễm trong bài kiểm tra mê cung. Khi kiểm tra, các nhà khoa học nhận thấy sự ảnh hưởng của virus này lên hơn 1000 gen. Loại virus này can thiệp vào hệ gien trong tế bào để có thể đảm bảo khả năng phân chia, sinh sôi này nở của chúng. Đồng thời làm nảy sinh vấn đề về nhận thức của nạn nhân với không gian và hình ảnh xung quanh.
Các loài virus có khả năng ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và hành vi thực chất đã được nghiên cứu khá lâu, điển hình như loài nấm biến kiến thành thây ma, hay virus làm cho những con ốc tự tử để lây lan cho gia cầm.... và giờ đây là loại virus ACTV-1 này, nhưng với đối tượng ảnh hưởng là con người. Cơ chế hoạt đông của loại virus này là tự kết hợp ADN của virus với gen của con người, chúng gây ra tác động và tương tác lên hệ gen để đảm bảo sự sinh sôi nảy nở.
Loại virus mới này làm suy giảm trí thông minh của con người trong quá trình sinh sôi. Ảnh minh họa
Điều này đặt ra một câu hỏi với các nhà khoa học, phải chăng các loài virus cũng có thể ảnh hưởng đến tính cách và nhận thức của con người bằng cách can thiệp vào bộ gen? Vậy thì tỉ tỉ virus vi khuẩn trong cơ thể, phải chăng cũng đóng 1 vai trò trong việc hình thành nhận thức và tính cách của con người? Các nhà khoa học đang cố gắng đi tìm lời giải cho bài toán mới này. Nếu điều này là sự thật, trong tương lai các nhà khoa học có thể sủ dụng ảnh hưởng của các loại virus lên nhận thức để tăng trí thông minh và giải quyết các vấn đề khác mà khoa học hiện tại chưa tìm ra lời giải.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Đập thuỷ điện lớn nhất thế giới có loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới: Nặng tới hơn 700 kg
- Kỳ lạ: Ngôi làng người dân đi hặt bừa đá cuội cũng thành tỷ phú
- Người đàn ông thông minh nhất thế giới với chỉ số IQ 210 tuyên bố về những điều không ngờ xảy ra sau khi con người chết
- 230 triệu năm trước, có một trận mưa kéo dài suốt 2 triệu năm, đưa loài khủng long lên vị trí thống trị
- Lừa đảo cận Tết ngày càng tinh vi, chủ tài khoản ngân hàng cần làm ngay việc này để tránh bị 'bay' sạch tiền
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu từ ngày nào?
- Khu đô thị nào có giá cao nhất Hà Nội, lên tới 113 triệu đồng/m2?
- Từ nay ai dùng căn cước công dân theo cách này có thể bị xử phạt lên tới 6 triệu đồng
- Cầu thủ Nguyễn Xuân Son là ai? Cơ duyên nào đưa Nguyễn Xuân Son đến với đội tuyển Việt Nam?
- Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?
- Ngành nào có thu nhập cao nhất Việt Nam?
- Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Miền Bắc đón 2 đợt không khí lạnh, cụ thể ra sao?