Nhóm chuyên gia địa chấn học của Trung Quốc vừa cho biết, họ phát hiện một chấn động nhẹ dưới đáy biến trong khu vực giữa Việt Nam và Malaysia hôm 8/3.
Phát hiện đáy biển rung, dấu hiệu này có thể liên quan đến phi cơ Malaysia mất tích. |
Thông tin được đăng trên website của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc hôm 14/3.
Trong thông báo, các nhà khoa học Trung Quốc làm việc tại Phòng thí nghiệm Địa chấn học và Vật lý Trái đất, cho biết: tín hiệu địa chấn mà họ thu được từ hai trạm giám sát địa chấn tại Malaysia có vẻ cho thấy đã có một rung chuyển nhẹ dưới đáy biển vào lúc 02h55 ngày 8/3, cách điểm cực nam của Việt Nam khoảng 150km.
“Đây là khu vực phi địa chấn, nên căn cứ vào thời gian và địa điểm xảy ra rung chuyển, có thể nó liên quan đến chiếc máy bay MH370 đang mất tích”, thông báo viết.
Vụ rung chuyển xảy ra khoảng 85 phút sau khi chuyến bay MH370 của hãng Hàng không Malaysia mất liên lạc với trạm kiểm soát không lưu, cách địa điểm máy bay mất tích được xác định ban đầu 116km về phía đông bắc.
“Nếu thực sự đây là chấn động do máy bay rơi xuống biển, sóng địa chấn cho thấy vụ tai nạn thực sự thảm khốc”, thông báo viết.
Thông tin được đưa ra vài giờ đồng hồ sau khi chính phủ Mỹ nói rằng họ có thể sẽ bắt đầu tìm kiếm chiếc Boeing 777-200ER trên Ấn Độ Dương.
“Theo hiểu biết của tôi thì dựa trên một số thông tin mới nhưng chưa phải cuối cùng là khu vực tìm kiếm có thể mở rộng sang Ấn Độ Dương”, Phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney nói với báo giới tại Washington.
Ông Carney không nói cụ thể về thông tin mới. Các quan chức Malaysia cũng chưa bình luận về điều này. Việc mở rộng tìm kiếm sang Ấn Độ Dương phù hợp với giả thuyết chiếc Boeing 777 có thể đã quay hướng sang phía tây khoảng 1 giờ đồng hồ sau khi cất cánh từ sân bay Kuala Lumpur.
Các vệ tinh vẫn thu được xung điện tử yếu từ chiếc máy bay sau khi nó biến mất, nhưng tín hiệu này không nói nên vị trí và hướng đi cũng như số phận của chiếc máy bay, báo Hong Kong South China Morning Post trích hai nguồn tin thân cận với nhóm điều tra cho biết.
Tuy nhiên những tiếng “ping” cho thấy hệ thống sử lý sự cố đã được bật lên và sẵn sàng liên lạc với vệ tinh, nghĩa là ít nhất chiếc máy bay vẫn có thể liên lạc được sau khi mất kết nối với trạm kiểm soát không lưu.
Theo hai nguồn tin nói trên, hệ thống phát ra 5 – 6 tiếng “ping” trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Nhưng những âm thanh này không nói lên rằng chiếc máy bay đang ở trên không hay dưới mặt đất.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?