Nếu bạn tin rằng Thung lũng Silicon là nơi khởi nguồn sáng tạo và luôn tiềm ẩn sự bứt phá, một “ông trùm” thay thế các đại gia hiện tại có lẽ còn lâu mới xuất hiện.
Ông trùm mạng xã hội: Facebook, Twitter còn bá chủ lâu dài |
Bạn đã nghe về Instagram, Oculus, Pinterest? Đó là những thương hiệu, sản phẩm đầy những tính năng đột phá và tưởng chừng có thể vươn mình đứng vững trên thị trường toàn cầu. Nhưng không, tất cả đã được san nhượng, thậm chí nói thẳng đã bị “nuốt chửng”. Thế giới công nghệ thay đổi từng ngày, nhưng sẽ rất lâu nữa mới xuất hiện một cái tên đủ tầm với Facebook, Twitter, Google... bài viết của Washington Post khẳng định.
Quy tắc “bộ ba”
Năm 1976, nhà sáng lập của tập đoàn Boston Consulting Group, ông Bruce Henderson đặt ra quy tắc có tên “Rule of Three and Four”, sau này là “Rule of Three”. Mô hình cổ điển về sự phân chia thị phần của một ngành công nghiệp này vẫn đúng tính đến nay.
Theo đó trong một thị trường ngành nghề nhất định, sẽ xuất hiện một bộ ba doanh nghiệp mạnh nhất, chiếm 70% thị phần. Họ sẽ chia nhau lợi thế với tỉ lệ 4:2:1. Phần còn lại là các công ty nhỏ chiếm 20-30% thị phần.
Trong Thung lũng Silicon hiện tại, Washington Post cho biết ở lĩnh vực mạng xã hội thì Facebook, Twitter và LinkedIn đang là “bộ ba” trong quy tắc ấy. Tất cả những ứng dụng, thương hiệu khác như Foursquare, Vine, Snapchat, WhatsApp hay Periscope chỉ đơn giản là các chuyên gia về sản phẩm thị trường, không hoặc ít có khả năng tạo ra thị phần tổng thể.
Ảnh minh họa
Lý thuyết “Rule of Three” chỉ xuất hiện trong một thị trường đã định hình. Và trong quá trình phát triển của Thung lũng Silicon, thời đại những công ty còn cạnh tranh sòng phẳng từ vạch xuất phát đã qua rồi. Đây là lúc rất khó để chứng kiến một cú bứt phá.
Cá lớn nuốt cá bé
Năm ngoái, Facebook một lần nữa chứng tỏ sức mạnh với hợp đồng mua lại hãng công nghệ thực tế ảo Oculus với giá 2 tỉ USD. Họ cũng đã “nuốt” mạng xã hội đình đám Instagram, công nghệ Messenger, WhatsAPP... và đang lấn sân từ từ. Đó là khuynh hướng chung.
Tương tự Twitter là mạng xã hội phổ biến thứ hai thế giới sau Facebook, đã mua lại công nghệ video 6 giây của Vine, livestreams từ Periscope và trở nên hùng mạnh hơn thời điểm chỉ cho vài dòng Tweet nhạt nhẽo.
Theo Washington Post, các thương vụ đình đám này không chỉ giúp Facebook hay Twitter triệt tiêu và thừa hưởng công nghệ để làm bá chủ Internet, mà còn tạo uy tín thương hiệu cực lớn trong lĩnh vực chứng khoán. Phố Wall (The Wall Street) đánh giá cao những công ty có khả năng “tạo ra thị trường” hơn là những chuyên gia phát minh sau đó đem bán phát minh lại như Instagram chẳng hạn.
Như vậy, kẻ mạnh sẽ chỉ nuốt kẻ yếu và củng cố ngôi vị của mình, rất khó để tạo ra bước đột phá trong một thị trường đang vào guồng của lý thuyết “Rule of Three”.
Nếu có hy vọng, chỉ có thể chờ đợi các đối thủ “ngoại bang” như Alibaba của Trung Quốc, hoặc đến lúc ngành công nghiệp Internet chuyển hẳn sang các thiết bị di động. Mặc dù vậy, quá trình này vẫn đòi hỏi một thời gian rất đáng kể.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%