Bóng rổ, điền kinh là những cái tên phổ biến ở Olympic hàng thập kỷ nay. Vậy còn bắn bồ câu sống, bơi vượt chướng ngại vật hay... kéo co?
Một VĐV bắn bồ câu |
Lễ khai mạc Olympic 2012 bắt đầu lúc 20h12 ngày 27/7
Trong lịch sử các kỳ thế vận hội xuất hiện không ít các môn thi kỳ lạ. Chúng chỉ được thi đấu 1 đến 2 lần trước khi biến mất hoàn toàn trên bản đồ thể thao Olympic.
Dưới đây là thống kê 10 bộ môn kỳ quặc nhất từng góp mặt tại một kỳ Olympic. Một vài trong số chúng vẫn hiện diện tại London 2012, còn phần lớn, thật may mắn, thì không.
Nội dung đơn bơi nghệ thuật
Trình làng lần đầu tiên tại Los Angeles 1984 với cái tên rất nổi "ba lê dưới nước", tuy nhiên nội dung đơn bộ môn này nhanh chóng bị rơi vào quên lãng. Thay vào đó là nội dung bơi nghệ thuật tập thể với lý giải: màn trình diễn sẽ đỡ tẻ nhạt hơn là so với chỉ có một người.
Đến giờ vẫn còn nhiều ý kiến thắc mắc rằng tại sao các VĐV có thể hòa nhịp bài biểu diễn vào âm nhạc khi mà đầu họ gần như lúc nào cũng chìm dưới mặt nước.
Kéo co
Nhiều người sẽ bất ngờ khi một trong những trò chơi được nhận diện là dân gian truyền thống ở Việt Nam lại từng có mặt ở Olympic. Mãi đến năm 1920, bộ môn thông dụng và đơn giản này mới chịu nhường chỗ cho các môn thể thao khác.
Nhảy cầu ngựa
Được đánh giá là một trong những môn thi khó, thể hiện kỹ thuật và độ chính xác cực cao, cầu ngựa chính thức trình làng Olympic từ Sydney 2000. Cầu ngựa cũng chính là một trong những môn thi đấu tại London 2012.
Bắn bồ câu sống
Paris 1900 đánh dấu cột mốc lần đầu tiên phụ nữ được quyền tham dự sân chơi Olympic. Thật đáng buồn là môn thi đầu tiên giành cho phái yếu lại là bắn bồ câu sống. Gần 300 chú bố cầu được lựa chọn làm mục tiêu đã bị sát hại.
Múa lụa
Xuất hiện lần đầu tại Olympic 1904, múa lụa nhanh chóng gây được thiện cảm bởi tính nghệ thuật và thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, sau năm 1904, nó chỉ có mặt ở Olympic thêm một lần nữa vào năm 1932.
Bơi vượt chướng ngại vật
Đây là một trong những trò chơi thú vị nhất trong lịch sử Olympic. Người chơi phải bơi qua những tàu thuyền và chướng ngại vật khác trên chiều dài 200m sông. Năm 1900, sông Seine là nơi đầu tiên tổ chức môn thi này.
Khúc côn cầu
Khúc côn cầu ra mắt lần đầu và duy nhất tại Barcelona 1992. Bộ môn này đòi hỏi hai đội điều khiển một quả bóng hay một đĩa tròn và cứng, gọi là bóng khúc côn cầu, vào trong lưới hay khung thành của nhau, bằng gậy. Argentina là quốc gia lên ngôi tại thế vận hội năm đó.
Leo dây
Bộ môn này ra đời từ rất sớm - Olympic 1896. Tuy nhiên, luật chơi đơn giản, dựa quá nhiều vào sức khiến nó không được ưa chuộng tại các kỳ thế vận hội.
Đi bộ
Mặc dù khá kỳ lạ với nhiều người nhưng đi bộ đã xuất hiện từ Olympic 1904. Luật của bộ môn này là bắt buộc phải có một chân chạm đất trong toàn bộ thời gian thi đấu (hòng ngăn cản các VĐV chạy). Olympic London tới đây, có tới 3 nội dung thi đấu gồm 20km và 50 km nam, 20km nữ.
Đấu kiếm gỗ
Bộ môn đấu kiếm gỗ bắt nguồn từ Pháp và lần đầu tiên được trình làng tại Olympic 1924. Ngày nay, nó được biến tấu gọi là đấu kiếm quý tộc với những trang bị bảo vệ và kiếm hiện đại hơn.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?