Lực sĩ cử tạ Trần Lê Quốc Toàn không thể chạm tay vào tấm huy chương đã đẩy đoàn Việt Nam vào tình thế đối mặt nguy cơ trắng tay tại Olympic 2012.
Thất bại của Trần Lê Quốc Toàn khiến Đoàn TTVN đứng trước nguy cơ trắng huy chương |
Tất cả những ai kỳ vọng đoàn thể thao Việt Nam có thể tái lập được thành tích HCB ở Olympic 4 năm trước đều nín thở chờ đợi bài thi của lực sĩ Trần Lê Quốc Toàn vào rạng sáng 30-7. Sau những trạng thái cảm xúc hồi hộp, âu lo, người hâm mộ đã không được tận hưởng niềm vui vỡ òa, thay vào đó là cảm giác thất vọng, hụt hẫng khi Toàn chỉ xếp hạng tư và kém mức giành HCĐ 2 kg.
Bảng A hạng cân 56 kg môn cử tạ nam bước vào cuộc đua tranh cam go trong bối cảnh lực sĩ Om Yun Chol của CHDCND Triều Tiên đã lập nên thách thức với mức tạ tổng cử 293 kg - kỷ lục thế giới. Ở bài thi cử giật, mức tạ đầu tiên mà Toàn đặt ra là 125 kg nhưng phải đến lần thứ ba, VĐV người Đà Nẵng mới thực hiện thành công trong khi lực sĩ Wu Qingbiao và Valentin Hristov lần lượt thành công với mức tạ 133 và 127 kg.
Toàn lấy lại được phong độ ở bài thi cử đẩy nhưng ở mức tạ quyết định 162 kg, anh không thể nhấc nổi tạ khỏi mặt sàn. Với tổng cử 284 kg, lực sĩ Việt Nam xếp sau Om Yun Chol (293 kg), Wu Qingbiao (289 kg) và Valentin Hristov (286 kg).
Chiến thuật chọn bảng A để “chạy đua” với các lực sĩ mạnh có thể là một trong những nguyên nhân tạo áp lực tâm lý cho Toàn. HLV Nguyễn Văn Ngọc ban đầu quả quyết rằng: “Phải đặt mức tạ cao 292 kg là vì ở bảng A, Toàn mới có cơ hội tranh chấp huy chương” nhưng cuối cùng các lực sĩ ở bảng A đều ngã ngửa với mức tạ của lực sĩ Triều Tiên.
Nếu như thi đấu ở bảng B với trạng thái tâm lý thoải mái vì không phải đặt mức tạ “chạy đua”, có lẽ Toàn đã giữ được phong độ trong tập luyện để ít nhất đạt được HCĐ. Anh không tránh khỏi sự hụt hẫng tiếc nuối bởi mức tạ 286 kg giành HCĐ và thậm chí 289 kg của lực sĩ đoạt HCB cũng là mức tạ Toàn thường xuyên đạt được trong tập luyện.
Theo ông Nguyễn Hồng Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao Thành tích cao, ban huấn luyện và Quốc Toàn chưa nhìn nhận thực tế trình độ của bản thân khi nghĩ rằng có thể đạt mức tạ trên 290 kg.
Ông Minh nói: “Nên nhớ tập luyện và thi đấu khác nhau rất xa. Hoàng Anh Tuấn trước đây từng đạt 300 kg trong tập luyện nhưng khi giành HCB Olympic Bắc Kinh cũng chỉ đạt 290 kg. Tôi cho rằng Toàn đã chuẩn bị không tốt về thể lực và bị tâm lý sau khi lực sĩ Triều Tiên đạt mức tạ cao kỷ lục”.
Lực sĩ Trần Lê Quốc Toàn thất bại trong cuộc chinh phục một tấm huy chương để lộ ra nhiều điểm yếu cả về tâm lý lẫn chiến thuật. Việc nghiên cứu đối thủ không kỹ cũng khiến hy vọng có huy chương Olympic của thể thao Việt Nam trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Đoàn đặt rất nhiều kỳ vọng có huy chương ở lực sĩ người Đà Nẵng. Đến khi Toàn thất bại, nguy cơ trắng tay của thể thao Việt Nam hiện hữu.
Đoàn chỉ còn trông đợi vào hạng cân 58 kg nam của võ sĩ taekwondo Lê Huỳnh Châu. Dù vậy, trưởng đoàn Lâm Quang Thành đánh giá: “Hai ngày qua, các VĐV Việt Nam đã thi đấu với tất cả khả năng, nhiều VĐV đã vượt qua thành tích của chính mình. Đó là tín hiệu mừng cho thấy chúng ta đang đầu tư đúng con người và đúng hướng”.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%