Khi vào cây xăng nhiều người có thói quen đổ đầy bình nhiên liệu ô tô hoặc xe máy. Nhưng việc này không tốt cho phương tiện và 'túi tiền' của bạn.
![]() |
|
Khi đổ xăng đầy bình nhiều người vẫn lầm tưởng rằng sẽ giúp xe có hiệu suất lớn hơn, nhưng thực chất việc làm này lại gây hại cho xe, tiêu tốn chi phí và còn gây ô nhiễm môi trường.
Không nên đổ đầy bình xăng theo lời khuyên của các chuyên gia (Ảnh minh họa).
Tạo áp lực
Theo các chuyên gia, bình xăng luôn được thiết kế theo vòi bơm để khi lượng nhiên liệu đã đạt đến mức vừa đủ, vòi bơm sẽ tự ngắt. Lượng xăng dư thừa sẽ được hút lại bằng một ống nhỏ về bể chứa. Vì thế, việc đổ xăng đầy bình có thể làm người dùng phải trả nhiều tiền hơn so với lượng xăng thực tế được đổ.
Trên thực tế, nhiệt độ làm xăng giãn nở. Vì vậy, đổ quá nhiều xăng sẽ tạo áp lực không cần thiết lên bình chứa nhiên liệu của xe.
Ngoài ra, hệ thống thu hồi hơi không thể thực hiện chức năng khi xăng đầy tràn trong bình chứa. Lúc này, bầu lọc than hoạt tính phải hút nhiên liệu lỏng và gây hư hỏng. Ngoài ra, khi không có chỗ cho không khí bay hơi trong bình rất dễ dẫn đến hỏng hóc các linh kiện.
Dễ cháy nổ
Xăng tràn ra ngoài dễ gây cháy nổ khi bắt gặp mồi lửa, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng.
(Ảnh minh họa)
Dễ gây hỏng hóc các linh kiện
Khi được đốt nóng, xăng sẽ giãn nở. Vì vậy, lượng xăng quá nhiều sẽ gây áp lực không cần thiết lên bình chứa nhiên liệu của xe. Ngoài ra, hiện nay, một số nhà sản xuất ô tô đã thiết kế bình xăng có bầu lọc than hoạt tính để hạn chế việc thoát hơi, thu gom hơi xăng, đưa chúng trở lại buồng đốt.
Việc xăng đầy tràn trong bình sẽ khiến hệ thống này không thể thực hiện nhiệm vụ và bầu lọc than hoạt tính bị hư hỏng vì phải hút chất lỏng. Ngoài ra, việc đổ đầy bình xăng còn khiến không khí trong bình không có không gian để bay hơi, có thể gây làm các linh kiện bị hỏng hóc.
Mất tính thẩm mỹ của xe
Nếu đổ xăng đầy bình, lượng xăng dư thừa sẽ bị tràn ra ngoài, dính lên bề mặt của xe, làm ảnh hưởng đến lớp sơn xe. Về lâu về dài, nếu xe không được cọ rửa sạch sẽ, các vết ố vàng sẽ xuất hiện quanh khu vực miệng bình xăng, rất khó để tẩy rửa.
(Ảnh minh họa)
Gây ô nhiễm môi trường
Đổ đầy xăng có thể làm tràn xăng ra ngoài, khi đó, xăng sẽ bốc hơi và phản ứng với ánh sáng mặt trời tạo ra khói. Lớp khói này gây hại cho tầng ozone, lớp màng bao bọc, bảo vệ trái đất khỏi các tia UV có hại. Con người hít phải khói này cũng gây hại cho sức khỏe.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”


-
Hơn 70 triệu người cần chú ý: Muốn sử dụng Zalo an toàn, đừng bỏ qua nhiều tính năng bảo mật quan trọng
-
Hơn 20 mẫu xe ô tô mất giá nhanh nhất trong 5 năm, trước khi mua xe nên biết
-
Nếu không muốn mất sạch tiền trong tài khoản thì đừng bao giờ tìm kiếm cụm từ này trên Google
-
4 'thủ phạm' gây tốn bộ nhớ nhất trên điện thoại của bạn, không dọn dẹp thường xuyên sẽ khiến máy ngày càng chậm chạp




-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới
-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?
-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức
-
Vài tháng tới, Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế?
-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập