Nữ y tá Aruna Shanbaug bị chấn thương não và rơi vào tình trạng sống thực vật kể từ khi cô bị một nhân viên bệnh viện dùng xích chó siết cổ và cưỡng hiếp năm 1973.
|
Ngày 18/5, một nữ y tá Ấn Độ qua đời sau 42 năm hôn mê sau khi bị cưỡng hiếp một cách tàn bạo ở Mumbai.
Aruna Shanbaug - cựu y tá của Bệnh viện King Edward Memorial (KEM) tại Mumbai - đã qua đời vào lúc 9h40 phút ngày hôm nay. Các bác sĩ tại Bệnh viện KEM cho biết bà đã chống chọi với bệnh viêm phổi trong 6 ngày qua.
Nữ y tá Aruna Shanbaug bị cưỡng hiếp và rơi vào hôn mê khi mới 25 tuổi. (Ảnh: BBC)
Nữ y tá Aruna Shanbaug bị chấn thương não và rơi vào tình trạng sống thực vật ở bệnh viện King Edward tại Mumbai kể từ khi cô bị một nhân viên bệnh viện dùng xích chó siết cổ và cưỡng hiếp hồi năm 1973.
11 tiếng sau, y tá được tìm thấy trong tình trạng bị mù và tổn thương não nghiêm trọng. Hơn bốn thập kỷ qua, người phụ nữ đó nằm liệt giường và được một đội ngũ gồm bác sĩ cùng y tá chăm sóc tại bệnh viện.
Ở tuổi 66, bà Shanbaug bị viêm phổi nặng và phải thở bằng máy những ngày gần đây.Trong khi đó, hung thủ chỉ bị ngồi tù bảy năm vì tội mưu sát.
"Thực ra Shanbaug đã chết từ năm 1973 (thời điểm xảy ra vụ tấn công). Giờ, sự ra đi của bà ấy chỉ là cái chết về mặt pháp lý", nhà báo Pinki Virani đồng thời là bạn của nạn nhân nói với kênh truyền hình Zee News TV. "Shanbaug của chúng tôi đưa tới cho Ấn Độ một sự thay đổi lớn trong điều luật an tử".
Bà Shanbaug lúc về già.
Cha mẹ của Aruna Shanbaug đã qua đời nhiều năm trước và nhiều người thân khác đã mất liên lạc nên việc chăm sóc bà hoàn toàn cậy nhờ vào các y tá ở bệnh viện.
Trước đó, nhà báo Ấn Độ Pinki Virani đã nộp đơn xin cho bà chết êm ái vì nữ y tá này “gần như là người đã chết” và cần được quyền chết. Lời đề nghị này đã gây chấn động Ấn Độ.
Năm 2011, Tòa án Tối cao Ấn Độ ra phán quyết cho phép thực hiện “cái chết êm ái” đối với một số bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo không thể chữa trị. Tuy nhiên, tòa án không cho phép bệnh viện ngừng chăm sóc y tế cho bà Shanbaug vì bà không thể tự ra quyết định cho chính mình.
Và sau 42 năm kể từ ngày bà bị cưỡng hiếp, các vụ cưỡng hiếp vẫn liên tiếp xảy ra ở Ấn Độ.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Thành phố lạnh nhất thế giới, với nhiệt độ xuống tới âm 65 độ C. Người dân sống ở đó như thế nào?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%