Một phụ nữ ở Georgia - Mỹ đang phải chiến đấu để giành giật sự sống của mình sau khi bị một loại vi khuẩn ăn thịt người quái ác tấn công cơ thể.
|
Aimee Copeland
Aimee Copeland, nữ sinh viên 24 tuổi, đang theo học thạc sĩ tại Đại học Tây Georgia, bị một vết thương khá sâu trong chuyến đi chơi xuồng trên sông với bạn bè ở Carrollton. Vết thương trên chân trái của Aimee có tiếp xúc với nước sông và hậu quả là cô đã nhiễm phải loại vi khuẩn ăn thịt người có khả năng đe dọa đến cuộc sống.
Hai tuần trước, cô gái trẻ đang có một tương lai hứa hẹn này đã phải qua cuộc phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ chân trái của mình sau khi được các bác sĩ chẩn đoán là bị loại vi khuẩn quái ác tấn công.
“Thật kỳ diệu , Aimee đã vượt qua được cái đêm khó khăn đó” - ông Andy Copeland, bố cô, cho biết trên ABC News.
Theo các bác sĩ, vết thương trên da đã mở đường cho vi khuẩn ăn thịt người xâm nhập cơ thể gây ra bệnh viêm cân hoại tử (Necrotizing Fasciitis), một chứng nhiễm khuẩn liên cầu hiếm gặp tấn công sâu vào trong các vết thương và phá hủy mô xung quanh.
Vi khuẩn ăn thịt người
"Vi khuẩn này sản sinh ra những enzyme có khả năng phân hủy các cơ ở sâu bên trong” - TS William Schaffner, Giám đốc Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt ở Nashville, Tennessee kiêm Giám đốc Quỹ Quốc gia về bệnh truyền nhiễm, cho hay.
“Do tấn công vào sâu nên vi khuẩn ăn thịt người có thể “lộng hành” trong cơ thể mà người bệnh không nhận thấy” - ông William cho biết.
Việc cắt bỏ một phần cơ thể có thể tránh nhiễm trùng vết thương và giữ bệnh nhân sống sót. Tuy nhiên, cuộc chiến với loại vi khuẩn quái ác này vẫn chưa có hồi kết khi các bác sĩ tiết lộ rằng nữ sinh viên trẻ này sẽ phải tiếp tục hy sinh thêm 2 cánh tay cùng chân phải còn lại của mình mới mong giữ lại mạng sống.
Có dễ nhiễm vi khuẩn ăn thịt người? Ở Mỹ, mỗi năm ước tính có khoảng 750 trường hợp nhiễm vi khuẩn ăn thịt người, thường do một loại vi trùng hoại tử gây ra. Tuy nhiên, bệnh của Aimee Copeland lại do một loại vi khuẩn khác có tên Aeromonas, chính vì vậy trường hợp của cô lại càng lạ lùng hơn. Khả năng sống sót? Cứ 5 người nhiễm phải loại vi khuẩn quái ác này lại có 1 người không thể qua khỏi. Tuy nhiên, trường hợp nhiễm Aeromonas như Copeland thì không thể thống kê được khả năng sống sót. Bệnh tấn công cơ thể ra sao? Loại vi khuẩn này thường sống trong các vùng nước lợ và ấm như ao, hồ, suối. Không phải ai cũng bị loại vi khuẩn này tấn công, nạn nhân thường là những người tiếp xúc với vi khuẩn khi bị những vết thương sâu. Những người có hệ mễn dịch yếu cũng dễ bị loại vi khuẩn này tấn công. Làm gì khi bị nhiễm?
Cần đến ngay cơ quan y tế để được chăm sóc và ngăn chặn vi khuẩn lây lan khắp cơ thể. |
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Thành phố lạnh nhất thế giới, với nhiệt độ xuống tới âm 65 độ C. Người dân sống ở đó như thế nào?
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%