Đi làm không mang quá 200.000 đồng; Chỉ tuyển phụ nữ mang bầu hoặc "Tẩy chay" lao động miền Trung là những quy định "trái khoáy" khiến người lao động điêu đứng.
Công nhân biểu tình đòi trả lương tại một công ty trên địa bàn Tp. HCM |
Đứng trước khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp Việt đã có những chính sách riêng nhằm đưa mình thoát khỏi khủng hoảng chung. Bên cạnh những quy định được toàn thể nhân viên đồng lòng thì vẫn tồn tại một số điều "lạ đời" gây tranh cãi và có nhiều ý kiến trái chiều.
Vũng Tàu: Đi làm chỉ được mang theo 200.000 đồng
Nhân viên đi làm không được mang quá 200.000 đồng là quy định mới được áp dụng từ ngày 18/1/2013 của Công ty Liên doanh Vũng Tàu Paradise.
Quy định của công ty đã gây bức xúc cho nhân viên, họ cho rằng điều này ảnh hưởng lớn tới danh dự và mất tự do cá nhân của người lao động. “Tất cả nhân viên khi đi làm không được mang quá 200.000 đồng. Nếu nhân viên nào vi phạm, khi ra về mà phát hiện thì sẽ bị thu hồi số tiền dư và xử lý theo quy định của công ty. Trừ trường hợp đặc biệt cần đem theo số tiền vượt quá 200.000 đồng thì phải có đơn phê duyệt”. Bên cạnh đó là quy định khắt khe từ việc ra vào cửa của công ty nếu ai vi phạm sẽ bị thu hồi và phạt theo điều khoản của công ty.
Cho đến ngày 25/1, do quá nhiều ý kiến đề nghị của nhân viên nên giám đốc công ty đã sửa lại, nhân viên caddie mức tiền tối đa được mang theo là 1 triệu đồng, còn các bộ phận khác không được quá 200.000 đồng.
Nguyên nhân dẫn tới Ban giám đốc đưa ra quy định trên là việc công ty xảy ra nhiều trường hợp khách đến chơi golf bị mất tiền bạc, tài sản. Mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp ngăn chặn, nhưng tình trạng ấy vẫn không giảm.
Bình Dương: Tẩy chay lao động miền Trung
Quy định này tưởng đùa nhưng là thật, chẳng những một hay vài doanh nghiệp ở Bình Dương áp dụng mà rất nhiều các đơn vị trên địa bàn cũng thực hiện quy định trái khoáy này.
Nhiều doanh nghiệp đăng tin tuyển dụng lao động nhưng “không tuyển lao động Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh” ngầm. Bởi một điều rằng, chưa có quy định nào được ban hành, Luật Lao động quy định không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, chứ không có nội dung phân biệt vùng miền. Nếu áp dụng như vậy thì các doanh nghiệp này coi như đã phạm luật, vậy nên các công ty không trưng biển công khai bên ngoài nhưng vẫn ngầm “sàng lọc” công nhân từ bên trong.
Mặc dù treo biển tuyển dụng 400 lao động nam, nữ, nhưng công ty này vẫn không nhận lao động các tỉnh Nghệ An - Thanh Hóa - Hà Tĩnh - Quảng Bình
Nguyên nhân ban đầu có thể do một số cá nhân lao động là người miền Trung thường quậy phá, lười biếng lao động hay có hành vi trộm cắp… dẫn tới một số nhà tuyển dụng quy chụp chung cho tất cả lao động xuất phát điểm từ nơi này đều giống nhau nên quyết “không tuyển”.
Vĩnh Long: Muốn có việc làm, phụ nữ phải mang bầu
Một số công ty ở Vĩnh Long đã lợi dụng kẽ hở của luật pháp để “khai khống” danh sách cán bộ mang bầu để hưởng chế độ thai sản.
Các đối tượng đã nắm bắt kẽ hở của Bộ luật lao động để “trục lợi”, lấy danh nghĩa công ty TNHH để xin giấy phép sau đó lập hàng loạt “chân rết” ở các tỉnh thành kiểu văn phòng đại diện. Sau đó chúng tìm về các vùng nông thôn và “dụ dỗ” những người có bầu nếu chấp nhận thỏa thuận sẽ được hưởng 2 – 4 triệu đồng sau kỳ sinh nở.
Danh sách một số phụ nữ có bầu được công ty làm thủ tục thai sản và Giấy đề nghị công an Vĩnh Long điều tra.
Khi “đàm phán” xong, đối tượng tiến hành đến cơ quan BHXH để khai báo và đóng BHXH, BHYT (công ty sẽ đóng 100% các khoản tiền theo quy định). Đúng 6 tháng sau khi vừa đủ thời gian theo luật định, đối tượng xúc tiến lập hồ sơ làm thủ tục hưởng chế độ thai sản.
Do có nhiều nghi vấn bởi nhiều người cùng đóng BHXH đủ 6 tháng (vừa bằng mức mà pháp luật quy định), BHXH Vĩnh Long đã xác minh và phát hiện toàn bộ số lao động trên không hề làm việc tại Công ty TNHH Truyền thông Online, mà do công ty đi “kiếm” từ các nơi về, làm thủ tục để hưởng chế độ thai sản.
Doanh nghiệp vận tải và nỗi khổ bị “khống chế” số lượng xe taxi
Nghị định 93 sửa đổi bổ sung một số điều nghị định 91 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô vừa được Chính phủ ban hành vừa có hiệu lực vào ngày 25/12/2012.
Nghị định đã nêu rõ một số quy định liên quan đến taxi đang gây phản ứng trong giới doanh nghiệp vận tải. Trong đó quy định “các tỉnh có quyền quy định số lượng taxi đảm bảo phù hợp với điều kiện giao thông”.
Điều gây khó khăn cho doanh nghiệp vận tải là xe taxi chưa được công nhận là một phương tiện giao thông vận tải công cộng, nó đang “dùng dằng” giữa phương tiện công cộng và cá nhân. Điều này khiến doanh nghiệp vận tải gặp nhiều khó khăn khi bị “khống chế” về số lượng xe.
Mỗi doanh nghiệp đều có những quy định riêng, mục đích của nhà tuyển dụng là muốn người lao động tuân thủ và làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, khi một số quy định “quá đáng” sẽ phản lại nhà tuyển dụng. Hiện tại vẫn có rất nhiều doanh nghiệp có những điều khoản quy định "thật như đùa" khiến người lao động khó xử.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?