Những điều 'tối kỵ' khi đàm phán mức lương với nhà tuyển dụng
Thứ ba, 05/01/2016 15:17

Rất nhiều ứng viên khi phỏng vấn "chết" với câu hỏi lương lậu. Có người khi nghe được con số ưng ý đã vội vã thể hiện sự vui mừng, có người thì tỏ ra thất vọng.

Rất nhiều ứng viên khi phỏng vấn "chết" với câu hỏi lương lậu. Có người khi nghe được con số ưng ý đã vội vã thể hiện sự vui mừng, có người thì tỏ ra thất vọng. Vấn đề lương lậu là vấn đề tối quan trọng vì vậy bạn cần thận trọng để có cuộc phỏng vấn thuận lợi và có mức thu nhập thỏa đáng.Dưới đây là những điều tối kỵ khi đàm phán mức lương với nhà tuyển dụng bạn cần nhớ.

Nói dối về mức lương trước đâycủa bạn

Nói dối về mức lương trước đây là điều tối kỵ khi đi phỏng vấn xin việc. Bạn thử nghĩ xem, một ngày đẹp trời, khi bạn đã nhận công việc mới, sếp của bạn gọi điện tới công ty trước đây bạn làm kiểm tra về mức lương của bạn và phát hiện ra bạn nói dối thì điều gì sẽ xảy ra. Trước hết sếp sẽ mất lòng tin ở bạn, kế đó là một cơ số cơ hội cũng như sự tin cậy, trọng dụng của bạn sẽ giảm sút đáng kể.

Trong trường hợp bạn gặp phải câu hỏi về tiền lương, ngoài câu trả lời chân thực về lương,bạn hãy nói thêmvềnhững món tiền thưởng vì công việc tốt, thưởng cuối năm mà bạn nhận được thay vì gộp tất cả lại và nói rằng đó là mức lương trước đây của bạn. Nói rõ ràng, thẳng thắn về mức lương của bạn sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao về sự chân thành của bạn.

Đưa ngay con số cụ thể

Nhà tuyển dụng thường có 1 mục "đánh lừa" ứng viên khi yêu cầu ứng viên điền mức lương tối thiểu mong muốn. Nếu bạn thật thà ghi các con số cụ thể đúng mong muốn của bản thânvào đó thì sẽ không được đánh giá cao. Đôi khi, thật thà cũng là điều cần thể hiện nhưng hãy biết cách gây tò mò với nhà tuyển dụng.

Đôi khi, nhiều người nghĩ đưa ra một mức lương cao để nhà tuyển dụng đàm phán giảm xuống là vừa. Nhưng thực tế, nếu đưa ra mức lương trên trời, cơ hội việc làm của bạn có thể giảm đi một nửa, thậm chí nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn không am hiểu mặt bằng chung của công việc bạn ứng tuyển.

Câu trả lời thông minhcho bạn đó là "Mức lương thương lượng". Ghi như vậy, bạn vẫn có thêm thời gian suy nghĩ một con số hợp lý đồng thời còn trả lời được câu hỏi nhà tuyển dụng đưa ra. Và đôi khi, trong trường hợp chưa gặp nhà tuyển dụng,câu trả lời khôn ngoan sẽ giúp bạn không bị "hớ" khi nói về mức lương mong muốn.

Chỉ dựa trên trao đổi trực tiếp

Nhiều ứng viên thẳng thắn yêu cầu công ty ứng tuyển đưa ra các thỏa thuận văn bản có xác nhận của cả hai bên để cho chắc chắn. Với nhiều nhà tuyển dụng, điều đó tạo cảm giác bạn là người chỉ coi trọng tiền và không hề tin tưởng họ. Tuy nhiên, trong thực tế, trong quá trình đàm phán lương thì đây là phần quan trọng thể hiện sự nghiêm túc của bạn trong công việc.

Trong trường hợp công ty tiếp nhận bạn và đàm phán về lương cũng như chế độ đãi ngộ, bạn nên yêu cầu họ gửi văn bản và xin thêm một chút thời gian để nghiên cứu về lời đề nghị này.

Bạn bè, người có kinh nghiệm trong lĩnh vực ứng tuyển sẽ là nguồn tham khảo quan trọng cho quyết định của bạn.

Ngại thương lượng

Tâm lý ngại thương lượng về tiền, tự ti về khả năng của bản thân sẽ là hạn chế rất lớn của bạn. Tuy nhiên, bạn cần nhớ, lương là quyền lợi của bạn và cách duy nhất để có mức lương mong muốn là thương lượng trực tiếp với nhà tuyển dụng. Chấp nhận một mức lương thấp hơn những gì bạn đáng được hưởng sẽ là thiệt thòi lớn và sớm muộn bạn sẽ nhận ra đó là một sai lầm. Vì vậy, hãy thẳng thắn trao đổi mức lương bạn mong muốn với nhà tuyển dụng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Vội vàng đồng ý ở lời đề nghị của nhà tuyển dụng

Trong việc đàm phán lương, ứng viên thường mắc một trong hai sai lầm đó là vội vàng chấp nhận lời đề nghị đầu tiên của nhà tuyển dụng hoặctừ chối thương lượng ở tất cả các điều khoản mà họ đưa ra. Đó là điều rất ngốc ngếch và nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn thiếu kỹ năng, thiếu am hiểu vềvị trí ứng tuyển.

Vì vậy, trước khi đàm phán, bạn hãy tham khảo từ những người có kinh nghiệm hoặc các nguồn thông tin để có những đề nghị hợp lý, vừa phải. Ngoài ra, khi đàm phán lương, bạn cũng cần tách biệt giữa lương cơ bản với tiền phụ cấp, tiền thưởng,...Nắm được điều này bạn sẽ đạt được con số mong muốn khi nói chuyệnvới nhà tuyển dụng về mức lương.

Khi đàm phán, bạn cũng nên ghi nhớ nguyên tắc giao tiếp "kéo đẩy". Trong trường hợp con số nhà tuyển dụng đưa ra chưa làm hài lòng bạn, hãy khéo léo đưa ra con số bạn mong muốn và không quên chứng tỏ bạn thực sự xứng đáng với con số đó. Nếu vẫn không được thỏa mãn, bạn hãy cân nhắc kỹ để hài hòa được lợi ích của cả hai bên.

Congluan.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020

Tag: Mức lương , đàm phán mức lương với nhà tuyển dụng , điều tối kỵ đàm phán mức lương