Chỉ vì giữ hiện trường quay phim, chụp ảnh, gọi công an mà bà Tung máu me bê bết khắp người nằm từ trưa đến chiều muộn mới được đưa đi cấp cứu. Đó là sự thật chua xót xung quanh vụ bạo hành.
|
Hoàn cảnh chua xót của mẹ con vụ bạo hành
Sau khi xuất viện bà Tung được con dâu đưa về chăm sóc tại xã Tiên Lữ, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc cách nhà bà (nơi xảy ra sự kiện con đánh đập mẹ đẻ) khoảng hơn 10km. Gặp chúng tôi, chị Đào Thị Dưỡng (con dâu bà Tung) không giấu nổi xúc động, mỗi khi nghĩ đến sự việc vừa xảy ra chị lại khóc. “Tôi không bênh chồng, có sao thì tôi nói vậy. Anh ấy (anh Xuân chồng chị Dưỡng) gây tội với mẹ thì cần giáo dục nhưng theo tôi còn nhiều biện pháp chứ không cần thiết phải ép anh đến đường cùng. Đạo làm vợ, phận làm con tôi ghé vai gánh vác, chăm sóc, phụng dưỡng mẹ thay anh” - Chị Đào Thị Dưỡng phân trần.
Từ ngày về làm con dâu của bà Tung gần 30 năm nay, mẹ con chưa có một khúc mắc dù là nhỏ nhất. Nhà chồng ruộng nương ít, hai vợ chồng lại không có nghề phụ gì. Sinh cháu đầu lòng xong, vợ chồng quyết định lên quê ngoại làm ăn, sinh sống. Thời gian đầu hai vợ chồng ở nhà, sau đó anh đi làm ăn xa, ngót chục năm mới về.
Khi anh Xuân không may mắc tai nạn xe phải cắt lá gan, cắt lá nách, hoàn cảnh gia đình lâm vào khó khăn. Một mình chị Dưỡng ở nhà ngoại nuôi 3 đứa con, còn anh Xuân về ở với mẹ đẻ. Còn chị chạy đi chạy lại 2 bên. Anh Xuân về ở với mẹ được vài ngày đầu yên ổn, mẹ con bắt đầu nảy sinh bất đồng sự việc cao nhất là việc "vác cả ống điếu phang mẹ đẻ" vì 3 con chim chào mào như báo chí đưa tin.
Bà Tung sau khi bị đánh
Giữ nguyên hiện trường… với người bị thương nằm lăn lóc
Hôm ấy, cái ngày định mệnh mà cả nước biết đến anh Xuân là người con bất hiếu, táng tận lương tâm. Có người báo tin cho chị, chị lập tức chạy về. Vừa đến nơi, nhìn cảnh mẹ già máu me khắp người mà chưa được đưa đi băng bó, sơ cứu chị Dưỡng khóc lóc thảm thiết. Chị xin mọi người cho chị được đưa mẹ đi khám, chiếu chụp, băng bó vết thương không được. Thậm chí, “tôi dìu mẹ ra xe, con gái tôi ngồi chờ sẵn, vừa ngồi lên thì có mấy người ra ngăn không cho đi, chờ làm hiện trường xong đã. Thương bà cụ mẹ con khóc lóc van xin cũng không được chấp nhận. Nhìn bà cụ gục xuống là xót lòng!” - chị Dưỡng nhớ lại.
Bà Tung và con dâu "đau đớn" giữ nguyên hiện trường
Đến tận chiều muộn, khi mọi việc xem xét hiện trường xong xuôi, chị Dưỡng mới đưa mẹ vào viện, lúc đó các vết máu đã khô hết, y tá dùng cồn lau chùi mãi mới rõ vết thương để băng bó. Mấy hôm sau, sức khỏe bà Tung đã ổn định, bệnh viện cho về.
Cùng chăm sóc bà Tung, bà Nguyễn Thị Lư, người em gái kế cận bà Tung không giấu nổi sự bất bình khi tin đồn Xuân đánh mẹ gãy hai tay, dập cẳng chân, mu bàn chân chỉ vì để xổng 3 con chim chào mào. Bà Lư chia sẻ: Chuyện xảy ra là tại cả mẹ cả con thôi. Lý do để xổng mấy con chim chỉ là cái cớ, căn nguyên câu chuyện cũng không có gì lớn, chỉ là “chuyện bé xé ra to”, chị tôi tuổi già sức yếu, tinh thần lại không bình thường, minh mẫn như người ta. Trong khi đó, cả mẹ cả con đều có rượu rồi biết đổ lỗi cho ai được.
Như để minh chứng cho lời mình nói, bà Lư quay về phía chị gái của mình đang đưa hai tay lên như tập thể dục. “Nhà báo thấy đó, tay chị tôi cũng có phải gãy dập xương gì đâu. Già cả, xương giòn va chạm nhẹ còn đau chứ cầm cả ống điếu phang mới mấy ngày thì sao mà tay vẫn cử động được như thế”. Nói rồi bà đứng dậy lại vén ống quần chị gái lên cho chúng tôi xem. “Mấy vết sước nhỏ chỉ qua da cũng khô hết rồi, cẳng chân chị tôi có gãy, mu bàn chân có dập đâu mà họ vu khống, dựng chuyện như thế”. Còn những vết tím bầm như quả mồng tơi sát vào da khắp người, “tôi vừa dở ra xem có thấy vết nào đâu. Nếu bị bầm mới mấy ngày nay thì giờ cũng phải thấy dấu tích mờ chứ. Không tin tôi dở lại cho mọi người xem” – bà Lư thẳng thắn.
Vết thương của bà Tung đã lành
Nhưng với bà, xót xa hơn nữa là chuyện bà Tung bị thương từ trưa nhưng đến chiều vẫn không ai cho đi viện cấp cứu mà giữ lại làm hiện trường, chứng cứ chờ báo chí, công an về, còn quay clip tung lên mạng. Hàng trăm người đến xem, hàng xóm dân làng, người thân thích có mặt cả. Chỉ vì lý do giữ hiện trường mà bà Tung máu me be bét khắp người mà họ không cho đi viện ngay. May mà vết thương trên người bà Tung chưa đến mức “chết người”, “giả sử chị tôi mất máu, đau nặng ngất lịm đi thì biết tính sao?... Người qua đường thấy chết còn phải dừng lại cứu người, bị thương nặng nhẹ gì người ta cũng còn lo cho tính mạng con người trước hết. Họ thấy chị tôi thế không cứu mà còn cố làm cho chuyện lớn hơn thì có còn lương tâm không?” – Bà Lư nghẹn ngào.
Những người thân của bà Tung xác nhận ngoài nguyên nhân 2 mẹ con bà Tung đều uống rượu và có tiền sử thần kinh còn một nguyên nhân sâu xa khác từ những mâu thuẫn gia đình. Bà Lư và chị Dưỡng lý giải: Ông Linh là em nuôi bà Tung chứ không phải là em ruột, không xót gì anh Xuân và bà Tung nên cố tình làm lớn chuyện và có nguyên nhân còn nhìn vào đất cát của bà Tung. Chị Dưỡng cho biết: "Có người nói với tôi, có chuyện như thế này để anh Xuân đi tù, còn lại mình bà Tung thì họ muốn làm gì với đất cát của bà Tung thì làm".
Bà Lư khẳng định: "Thằng chú, thằng cậu của nó (Xuân) ghét nó nên cố làm lớn chuyện. Lẽ ra phải đưa chị tôi đi bệnh viện rồi việc gì rồi làm tiếp. Đằng này, lại cứ để giữ hiện trường... cần gì phải giữ hiện trường... Nếu chồng tôi không gàn, tôi sẽ làm đơn tố cáo về việc làm của những người này. Họ bé xé to ra để cho cháu tôi phải đi tù". Người mà bà Lư nhắc đến là cậu và chú của Xuân, trong việc đưa sự việc từ "bé xé ra to" là ông Nguyễn Bá Linh, em nuôi của bà Tung và ông Sinh là họ hàng với bà Tung. "Khi báo chí về còn nói bưng bít, bảo gia đình chúng tôi không gặp. Đây chúng tôi có không gặp đâu"- Bà Lư bức xúc.
Trao đổi qua điện thoại với phóng viên ông Nguyễn Huy Cần, Phó chủ tịch UBND xã Yên Thạch, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc (nơi xảy ra sự việc) xác nhận với chúng tôi: "Bà Tung hiện đang có tên trong sổ thần kinh xã có biết, còn anh Xuân 10 năm trước cũng có tiền sử mắc bệnh thần kinh. Còn chuyện có tranh chấp đất cát sổ đỏ gì thì tôi không biết. Hiện tại, chúng tôi cũng đang xây dựng nhà tình thương cho bà Tung còn chưa quyết toán".
Như vậy, trong câu chuyện có yếu tố tiền sử thần kinh của 2 mẹ con bà Tung, thêm nữa là có chuyện cả 2 mẹ con đều uống rượu khi xảy ra xô xát. Hơn nữa, sự việc còn có nhiều uẩn khúc cần phải làm rõ. Thiết nghĩ, các cơ quan pháp luật cần cân nhắc giám định yếu tố thần kinh của anh Xuân cũng như làm rõ các uẩn khúc của sự việc, trước khi đưa ra hình thức xử lý thích hợp với Xuân.
- Những chiêu trò lừa đảo mới dịp cận Tết, cần cảnh giác kẻo lại mất tiền oan
- Ai là người có mức lương hơn 10,3 tỉ đồng/năm ở TP HCM năm 2024?
- Đàm Vĩnh Hưng nói về vụ kiện với chồng ca sĩ Bích Tuyền: 'Ai tạo nghiệp người đó phải lãnh'
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Tin vui với người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi làm căn cước công dân trong năm 2025
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí