Một chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng đối với phụ nữ mang thai đóng vai trò quan trọng nhất đối với cả thai nhi và người mẹ.
Những chất dinh dưỡng cực kỳ quan trọng trong thời kỳ mang thai (ảnh minh họa) |
Sắt
Sắt là một khoáng chất cần thiết cho việc sản xuất các tế bào máu, giúp phòng chống nguy cơ thiếu máu trong thời kỳ mang thai. Trong quá trình mang thai cần cung cấp khoảng 27 mg sắt mỗi ngày. Ngũ cốc nguyên hạt, các loại cá như cá ngừ và cá hồi, trứng, thịt gia cầm, thịt nạc đỏ, các loại rau, đậu, trái cây sấy khô, và các loại đậu là nguồn chứa sắt tuyệt vời.
Folate
Folate hay còn gọi là axit folic giúp ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh (NTD) và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi. Đồng thời, folate cũng ngăn ngừa bệnh thiếu máu và thiếu cân nặng ở thai nhi. Trước khi mang thai và trong khi mang thai cần cung cấp khoảng 0,6 đến 0,8 mg folate. Một số nguồn thực phẩm giàu folate như các loại trái cây, các loại đậu, các loại rau xanh, thịt gia cầm, thịt.
Canxi
Canxi cần thiết cho xương, răng của thai nhi phát triển khỏe mạnh và điều chỉnh chất dịch trong cơ thể. Các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, đậu phụ và trứng rất giàu canxi. Ngoài ra, cải bắp, hạnh nhân và củ cải cũng chứa nhiều canxi. Với phụ nữ mang thai cần cung cấp khoảng 1000mg canxi hàng ngày. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi vì vậy nên bổ sung cả vitamin D.
Protein
Protein giúp cải thiện quá trình phát triển của thai nhi và làm giảm nguy cơ tử vong ở thai nhi và trẻ sơ sinh. Các loại thực phẩm giàu protein như các sản phẩm từ sữa, thịt gia cầm, trứng và các loại đậu, đậu phụ, các loại hạt cũng là nguồn cung cấp protein tuyệt vời.
Carbohydrates
Carbohydrates cũng rất quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi bao gồm lượng đường và cân nặng của em bé. Ngoài ra, carbohydrates cũng giúp điều chỉnh mức đường huyết và glycosylated hemoglobin ở phụ nữ mang thai. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc tiêu thụ carbohydrates trong thời kì mang thai rất quan trọng vì carbohydrates có lợi trong việc phòng chống sự gián đoạn trong quá trình trao đổi chất ở trẻ sơ sinh và bệnh béo phì ở phụ nữ mang thai. Một số thực phẩm giàu carbohydrates như các loại ngũ cốc nguyên chất.
Các loại vitamin: cơ thể rất cần vitamin trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là vitamin A, B6, B12, C, D và vitamin K.
Vitamin A
Vitamin A có nhiều trong các loại quả như xoài, mơ, dưa vàng, khoai lang, rau bina (rau cải bó xôi), gan, sữa và bơ thực vật.
Vitamin B6
Theo một nghiên cứu, vitamin B6 còn được gọi là Pyridoxine có lợi trong việc giảm buồn nôn trong thời gian mang thai, đặc biệt trong quá trình ốm nghén. Vitamin B6 chủ yếu có trong trứng, thịt, gan, đậu, ngũ cốc và rau quả. Mặc dù, vitamin B6 có lợi trong quá trình mang thai nhưng chỉ nên cung cấp theo chỉ định của bác sĩ bởi nếu cung cấp với hàm lượng cao có thể gây hiện tượng co giật ở trẻ.
Nếu thiếu hụt lượng vitamin B6 trong thời gian mang thai có thể dẫn đến nhiều tác hại xấu. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt vitamin B6 là do nồng độ oestrogen tăng cao. Với phụ nữ đang có kế hoạch mang thai cần bổ sung khoảng 1,5 - 2mg, với phụ nữ đang mang thai cần tiêu thụ 2,5 mg vitamin B6 mỗi ngày.
Vitamin B12
Vitamn B12 rất quan trọng với thai nhi, đặc biệt là sự phát triển não và các chức năng của não.Với những phụ nữ mang thai nếu thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến một số nguy hại như khuyết tật ống thần kinh (NTD) ở trẻ sơ sinh, thậm chí là sinh non.
Vitamin C
Vitamin C giúp duy trì quá trình trao đổi chất diễn ra theo đúng quy trình. Ngoài ra, vitamin C có lợi trong quá trình phát triển xương, răng và chữa lành vết thương. Những trái cây giàu vitamin C như cam, kiwi, dâu tây, dưa hấu, nho, cà chua, canh và xoài. Ngoài ra còn có cả cải bắp, ớt, khoai tây và giá đỗ cũng là nguồn cung cấp vitamin C.
Vitamin D
Các nghiên cứu chỉ thấy rằng, trong thời gian mang thai, nếu hàm lượng vitamin D cao giúp bảo vệ thai nhi chống lại eczema và bệnh thở khò khè. Vitamin D không chỉ có lợi cho sự phát triển của xương mà còn giúp trong việc phòng ngừa bệnh tật. Phụ nữ mang thai thiếu vitamin D có thể dẫn đến thai nhi bị còi xương, bệnh tiểu đường loại 1, và tâm thần phân liệt ở trẻ em.
Có thể bổ sung vitamin D bằng cách bổ sung các thực phẩm như trứng, gan, dầu cá, ngũ cốc ăn sáng, sữa bột, và bơ thực vật. Phụ nữ mang thai nên tránh ăn trứng sống hoặc chưa nấu chín và các sản phẩm từ gan.
Vitamin K
Vitamin K ngăn ngừa xương yếu và các vấn đề đông máu. Nguồn cung cấp vitamin K như rau diếp, cải bắp, gan, trứng, và các sản phẩm từ sữa khác.
Axit béo
Axit béo Omega-3 rất tốt cho sự phát triển chung của hệ thống thần kinh của bé. Đồng thời axit béo Omega-3 có thể giúp phụ nữ mang thai tránh sinh non.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Nhìn vào thức ăn có thể biết được một người sống được bao lâu? Những người sống lâu có 5 điểm chung về thói quen ăn uống!
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn