Một số bộ phận trên cơ thể nếu bạn chạm tay vào sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây hại cho sức khỏe.
|
Nghiên cứu đăng trên Prevention cho thấy, bàn tay đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc truyền vi trùng. Ngay cả sau khi đã rửa sạch tay, các ngón tay và bàn tay vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh cho con người. Sau đây là những bộ phận bạn không nên dùng tay chạm vào.
Ống tai
Theo tin tức từ Men’s Health, bạn không nên chạm ngón tay hay bất cứ thứ gì vào tai mình. Giáo sư John K Niparko, trưởng khoa Tai mũi họng thuộc Đại học Y Keck cho biết: “Khi bạn ngoáy tai sẽ làm rách làn da mỏng ở đường ống tai. Nếu bạn cảm thấy ngứa tai, hãy đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra”.
Không nên ngoáy tai gãi ngứa vì rất dễ làm rách làn da mỏng manh trong tai. Ảnh minh họa.
Cũng theo giáo sư Niparko, ngứa tau có thể là do triệu chứng vảy sáp, ecxzema hay nhiễm trùng do bơi lội... Bạn sẽ được điều trị, vệ sinh tai và giữ ẩm da nếu gặp các căn bệnh này.
Mắt
Cũng như tai, bạn không nên dụi hay chạm tay vào mắt bởi hành động này vô tình sẽ làm cho vi khuẩn thâm nhập vào mắt, gây hại cho mắt như đau mắt đỏ, viêm giác mạc...
Dụi mắt chính là hành động dễ làm mắt nhiễm khuẩn. Ảnh minh họa.
Nếu cảm thấy ngứa, khô, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra thay vì chạm tay vào đó.
Miệng
Tin tức nghiên cứu mới đây ở Anh cho thấy, con người thường đặt tay lên vùng xung quanh miệng trung bình 23,6 lần mỗi giờ khi họ chán trong công việc. Và họ đặt ngón tay vào miệng 6,3 lần mỗi giờ khi bận rộn. Nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí Journal of Applied Microbiology cho thấy, 1/3 đến ¼ các mầm bệnh được chuyển hóa từ ngón tay vào miệng.
Mặt
Bạn có thể dùng tay để rửa mặt hay chăm sóc da. Nhưng bạn nên hạn chế chạm tay vào mặt. Theo Adnan Nasir, một cố vấn chuyên về da liễu của tạp chí Men’s Health, vi khuẩn ở đây sẽ tích tụ và xâm nhập qua những lỗ chân lông vào cơ thể. Ngón tay của bạn có chứa các loại dầu làm bít lỗ chân lông trên da mặt bạn khiến da dễ nổi mụn.
Mũi
Ngoáy mũi dễ tăng nguy cơ mang tụ cầu khuẩn vào trong mũi. Ảnh minh họa.
Ngoáy mũi là một thói quen nhiều người mắc phải. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu vào năm 2006 về tai mũi họng, ngoáy mũi làm tăng 51% nguy cơ mang tụ cầu khuẩn vào trong mũi.
Vùng da dưới móng tay
Có rất nhiều vi khuẩn, trong đó có tụ cầu sinh sống ở vùng da dưới móng tay. David Berker, một bác sĩ da liễu của Trung tâm Da liễu Anh đã đưa ra lời khuyên, bạn nên cắt móng tay sạch sẽ để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Bạn nên dùng bàn chải vệ sinh móng tay nhẹ nhàng và thường xuyên để loại bỏ mảnh vụn, bụi bẩn.
Hậu môn
Dĩ nhiên, chắc hẳn bạn hiểu rõ hậu môn là vùng chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe. Do vậy, những người có thói quen gãi hoặc chọc ngoáy vào vị trí này nên lưu ý rửa tay sạch sẽ sau khi gãi. Các chuyên gia y khoa khuyến cáo bạn nên rửa tay thật sạch sau khi đi vệ sinh và trước bữa ăn.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Mẹo uống rượu bia có thể tăng 200% tửu lượng vẫn không say hay hại sức khoẻ
- Bột ngọt sử dụng trong 4 trường hợp này sẽ biến thành 'chất có hại' cho sức khoẻ
- Gia tăng trẻ viêm màng não khi thời tiết thay đổi: Dấu hiệu nhận biết, phòng bệnh thế nào?
- 6 thói quen lười biếng giúp sống khỏe, kéo dài tuổi thọ
- Ông là đại gia đầu tiên ở Hà Nội sắm ô tô, bất động sản trải dài từ Bắc đến Nam, từng lập ra bản di chúc gây chấn động
- Từ 1/7/2025: Có 6 trường hợp được phép lựa chọn hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần, ai không biết quá thiệt thòi
- Hoa hậu từng bị miệt thị nhan sắc như 'cá chùi kiếng': Dung mạo thay đổi, cuộc sống đáng ngưỡng mộ
- Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về Việt Nam: Diện áo dài nền nã, nhan sắc qua camera thường cực đỉnh
- Cây gỗ 50 tỷ đồng nhiều người dùng để nhóm lửa vì không biết giá trị
- Cái tên được đặt nhiều nhất Việt Nam: Khoảng 5 triệu người trùng tên, cứ ra đường là hầu như có thể gặp
- Tăng lương hưu lần 3 khi Luật BHXH có hiệu lực? Đối tượng nào sẽ được tăng lương hưu?
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar