Gần đây, nhiều hình thức lừa đảo xuất hiện trên Facebook. Thủ phạm dùng virus để đánh cắp dữ liệu người dùng. Cách khác là post lên 'tường' người dùng để dụ 'con mồi'.
Thông tin lừa đảo trên Facebook |
Là người sử dụng Facebook lâu năm, rành về công nghệ nhưng anh Hoàng Thiên Vương (quận 2, TP HCM) vẫn không thoát khỏi nạn virus. Anh kể: “Ngày nào trên “tường face” của tôi cũng ngập link kêu gọi kiểu như nạp tiền điện thoại khuyến mãi, vẽ chibi, clip sex của các ngôi sao. Tôi đã cảnh giác nhưng vô tình click phải nên máy nhiễm virus. Một ngày sau khi bị nhiễm virus, tôi nhận được nhiều cuộc gọi của bạn bè trách sao họ đã chuyển tiền cho tôi mượn mà không thấy báo lại. Tôi bàng hoàng đăng nhập lại vào Facebook thì không vào được nữa. Hacker đã đánh cắp tài khoản của tôi và nhắn tin cho bạn bè tôi lừa mượn tiền”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, dạng virus đang làm mưa làm gió hiện nay ẩn mình vào các link quảng cáo hấp dẫn, hình ảnh, clip đen của người nổi tiếng... Đi kèm những link này là những lời mời chào hấp dẫn, gây sự tò mò cho người đọc. Những ai click vào link này sẽ được đưa tới một trang nuôi virus và nhanh chóng lan sang máy của người dùng. Khi đã lan sang Facebook của người dùng, virus này sẽ tự động gửi link cho những người đã được kết bạn. Cứ vậy virus này lây lan rất nhanh và khó kiểm soát.
Khi đã thâm nhập vào face của bạn, virus này đánh cắp thông tin cá nhân, số điện thoại, thậm chí bẻ khóa tài khoản Facebook của bạn và chiếm hữu. Người dùng mất hẳn tài khoản Facebook. Khi chiếm dụng được face, thủ phạm có thể giở nhiều chiêu trò để lừa người thân, bạn bè của bạn như nhờ nạp card điện thoại, chuyển khoản tiền, mượn tiền... như trường hợp của anh Vương nói trên.
Một chiêu lừa khác mà bọn bất lương đang sử dụng là post lên tường Facebook các link rác. Hình thức xuất hiện gần đây là các dòng kiểu “Tôi có ông chú làm ở Viettel cho biết Viettel đang mở đợt khuyến mãi... nạp card 1 được 10...”. Người dùng làm theo hướng dẫn qua cú pháp: “*103*số điện thoại người được nạp*mã thẻ cào# và nhấn nút Ok” sẽ bị nuốt mất tài khoản. Vì vậy mọi người cần tuyệt đối cảnh giác để không mất tiền oan.
Để phòng tránh các thủ đoạn lừa đảo sử dụng virus, người dùng Facebook không nên click vào các link lạ, đồng thời xóa ngay những bài viết (status) này. Nếu là bạn bè của bạn trên Facebook mà bạn chưa hề quen biết ngoài đời, hãy “chặn” lại hoặc xóa bài và gửi báo cáo đến Facebook. Trường hợp có bạn bè mượn tiền qua tin nhắn của Facebook, người dùng nên gọi điện thoại kiểm tra.
“Trường hợp đã nhiễm virus, người dùng tải phần mền diệt virus Avira Free trên trang chủ của Avira. Phần mềm này sẽ quét sạch toàn bộ virus trong ổ cứng máy tính của bạn. Đôi khi bạn cũng nên chặn các tin rác từ người lạ với thao tác như sau: https://www.facebook.com/settings?tab=timeline§ion=posting&view, sau đó giới hạn chỉ có bạn bè (hoặc chọn chỉ mình tôi) để hạn chế số người post lên tường cá nhân của bạn”, anh Võ Bá Huy, trưởng website Kỷ Nguyên Số hướng dẫn thêm.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn