Thay vì được mang đi tiêu hủy như một loại rác thải y tế, nhau thai lại đang được các cơ sở đông y tại chợ dược liệu quận 5, TP. HCM, bày bán công khai với quảng cáo bồi bổ sức khỏe, trị bá bệnh!?
|
Trị yếu sinh lý, ung thư
Ghé tiệm dược liệu Hải A. trên đường Hải Thượng Lãn Ông, quận 5, hỏi mua tử hà xa (nhau thai), nhân viên không dè dặt: "Mỗi 100g giá 500 nghìn đồng loại tốt, còn loại trung bình chỉ có 250 nghìn đồng".
Cách không xa, tiệm dược liệu Mỹ Duyên cũng chào bán nhau thai khô. Tuy nhiên, khi hỏi mua, cửa hàng này cho biết phải chờ người nhà đem tới.
Cầm trên tay loại nhau thai khô, chúng tôi không biết đây là thực hay giả bởi nó được gói sơ sài trong bao nilon, bên ngoài loằng ngoằng vài chữ Trung Quốc.
Khi hỏi về công dụng, nhân viên cho biết dùng nấu canh hoặc xào với rau ăn bình thường. "Nó có công dụng bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược, thậm chí có một số chất trong nhau thai dùng trị ung thư"- người này quảng cáo.
Tại tiệm đông y khác trên đường Triệu Quang Phục, quận 5, giá nhau thai khô loại 1 chỉ 300 nghìn đồng, loại 2 giá 200 nghìn đồng/bịch 100g. Bên trong bao nilon ghi chữ Trung Quốc là một cục màu vàng - nhau thai sấy khô. Chủ cửa hàng chỉ cách dùng: tán nhuyễn rồi pha với nước, uống ngày 2 lần.
Ghé đường Phùng Hưng, cũng nằm trong khu chợ dược liệu quận 5, hỏi mua tử hà xa tiệm nào cũng có, giá chênh lệch nhau cả trăm nghìn đồng/bịch. Đa số các cửa hàng đều cho biết loại "thuốc quý" này lấy từ Trung Quốc về, bán rất chạy do tác dụng rất tốt!?
Chủ tiệm dược liệu Tâm Ph. trên đường Triệu Quang Phục cho biết, mỗi ngày bán trên 10 bịch nên nói về chất lượng người mua hãy yên tâm(?). "Chỗ tui bán cho các phòng khám đông y, cơ sở y học cổ truyền nên cứ yên tâm về chất lượng"- người này nói.
Rác thải mang ổ bệnh
Được gọi là rác thải y tế nhưng theo các cơ sở bán tử hà xa ở chợ dược liệu, loại này rất tốt bởi nó có công dụng trị hư lao thương tổn, tinh khô huyết kiệt, thần kinh suy nhược, mệt mỏi hay quên và gân cốt yếu mềm.
Tuy nhiên, theo cử nhân Nguyễn Thị Tuyết Hằng - Phó trưởng khoa điều dưỡng Bệnh viện phụ sản Từ Dũ TP. HCM, đây là loại bỏ đi.
"Trước đây nhiều gia đình quan niệm "chôn nhau cắt rốn" nên xin nhau thai mang về, nhưng nhiều năm nay nhau thai được chuyển vào khu rác thải để công ty môi trường mang đi tiêu hủy"- bà Hằng cho biết.
Lương y Đinh Công Bảy - Chủ tịch Hội dược liệu TP. HCM cho biết, về mặt đông y, nhau thai của những phụ nữ mới sinh lần đầu, khỏe mạnh có thể dùng để điều trị các loại bệnh. Tuy nhiên, khi y học phát triển, nhiều sản phụ mang những bệnh truyền nhiễm như HIV, viêm gan siêu vi...nên việc dùng nhau thai cũng ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Lương y Nguyễn Đức Nghĩa - Chủ phòng khám đông y Tuệ Lãn ở TP. HCM cho rằng, nhau thai từ xưa được dùng để trị bệnh tinh khô, huyết kiệt, rối loạn tình dục, yếu sinh lý, nhưng nay dùng rất nguy hiểm vì nguồn gốc không rõ ràng.
"Ai đảm bảo hàng từ Trung Quốc này không nhiễm bệnh" - lương y Nghĩa nói.
Theo lương y Nghĩa, nhau thai là bộ phận nuôi dưỡng, cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi, nơi tiềm ẩn virus, vi khuẩn nên dù có sấy khô nguy cơ nhiễm bệnh vẫn cao.
Trao đổi với phóng viên, bác sĩ Trần Hữu Vinh-Trưởng phòng Quản lý y học cổ truyền, Sở Y tế TP. HCM khẳng định, trong 120 cơ sở sản xuất kinh doanh đông dược ở địa bàn TP. HCM, sở chưa cấp phép cho cơ sở nào bào chế, mua bán nhau thai. Bác sĩ Vinh cho biết, sẽ đề xuất để thanh tra Sở Y tế TP. HCM kiểm tra các cơ sở này.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%