Ung thư dạ dày là bệnh thường gặp ở Việt Nam, xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là nam giới nhưng hiếm khi gặp ở người dưới 50 tuổi.
Nhận biết dấu hiệu ung thư dạ dày và phương pháp chữa trị |
Ung thư dạ dày
Ung thư là bệnh của các tế bào cơ thể. Bình thường các tế bào trong cơ thể phân chia theo trình tự nhất định. Tuy nhiên đôi khi vài tế bào phân chia bất thường và phát triển thành khối u. Khối u có thể là lành tính (không phải là ung thư) hoặc là ác tính (là ung thư).
Khối u ác tính gồm các tế bào ung thư. Nếu không được điều trị, các tế bào này sẽ xâm lấn và phá hủy các mô xung quanh. Các tế bào ung thư thường tách khỏi ung thư ban đầu và đến các cơ quan khác. Khi những tế bào này đến vị trí mới, chúng tiếp tục phát triển thành khối u, khối u này được gọi là di căn. Ung thư dạ dày hay đi theo đường hệ thống bạch mạch để đến các bộ phận khác của cơ thể.
Nguy cơ ung thư dạ dày có thể xảy ra cho mọi đối tượng ở mọi lứa tuổi. Ảnh minh họa
Nguyên nhân gây bệnh
Cho đến nay vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân và nguy cơ ung thư dạ dày nhưng y học nhận thấy có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến căn bệnh này. Tuổi càng cao càng dễ mắc bệnh hơn và người dân có điều kiện sống thấp dễ bị ung thư dạ dày.
Nam giới bị ung thư dạ dày nhiều hơn nữ giới do liên quan đến việc hút thuốc lá. Ngoài ra, những người ăn nhiều thức ăn nướng, hun khói, tẩm gia vị nhiều dễ bị ung thư dạ dày. Ung thư dạ dày còn do viêm dạ dày mạn tính vì nhiễm vi trùng Helicobacter pylori, đây là một loại vi trùng sống thường trú trong dạ dày. Tuy có liên hệ đến vi trùng nhưng ung thư dạ dày không có tính lây lan từ người sang người. Ngoài ra, ung thư dạ dày còn liên quan đến yếu tố di truyền.
Nguy cơ ung thư thường không có dấu hiệu rõ rệt ở giai đoạn đầu. Ảnh minh họa
Ở giai đoạn sớm, ung thư dạ dày hầu như không có triệu chứng. Khi bệnh đã tiến xa, bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu vùng thượng vị, cảm giác đầy bụng sau ăn, buồn nôn và ói mửa, sụt cân nhanh.
Tuy nhiên, các dấu hiệu này không phải là triệu chứng đặc hiệu của ung thư nên bệnh nhân dễ nhầm lẫn với các bệnh khác ở dạ dày như loét dạ dày hay nhiễm trùng nên khi bệnh được phát hiện thì ung thư đã di căn xa. Vì thế khi có các triệu chứng mơ hồ như trên kéo dài, người bệnh nên đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và điều trị càng sớm càng tốt.
Triệu chứng thường không đặc hiệu
Các triệu chứng của ung thư dạ dày thường là mơ hồ và không đặc hiệu. Hay gặp nhất là chứng khó tiêu, có thể kèm theo khó chịu, đau âm ỉ, chướng bụng, ợ hơi, buồn nôn, chán ăn. Những triệu chứng này dễ bị bỏ qua nhưng người bệnh phải đi khám nếu các triệu chứng này kéo dài hơn 2 tuần. Các biểu hiện khác có thể là: nôn, gầy sút, mệt mỏi, thiếu máu, đau bụng hoặc đi ngoài phân đen.
Đặc biệt, người bệnh cảm thấy khó chịu vùng trên rốn, dưới mũi ức, có thể đau âm ỉ, nóng rát mơ hồ. Hoặc tự nhiên thấy người xanh xao, đặc biệt nhất là cơ thể gầy sút nhiều, có thể tới 5 kg một tháng.
Khi bệnh đã phát triển, cơ thể gầy sút nhanh, đau vùng trên rốn, ăn không tiêu, thiếu máu da xanh. Ở giai đoạn bệnh đã muộn, có thể sờ thấy khối u vùng trên rốn, ăn vào nôn ra, cơ thể suy kiệt, nổi hạch thượng đòn, bụng có nước cổ trướng
Các phương pháp điều trị
Phẫu thuật là phương pháp điều trị đầu tiên và chủ yếu đối với các ung thư dạ dày giai đoạn sớm là phẫu thuật: cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày. Sau 5 ngày bệnh nhân đã có thể uống và ăn trở lại. Sau phẫu thuật 10-14 ngày, bệnh nhân có thể ra viện. Những trường hợp ung thư giai đoạn cuối có thể: Phẫu thuật tạm thời, nhằm lập lại lưu thông của đường tiêu hóa, kéo dài cuộc sống cho người bệnh.
Hóa chất trị liệu là phương pháp điều trị bằng các thuốc chống ung thư đặc biệt. Các thuốc này thường được dùng phối hợp với nhau trong một tuần, sau đó nghỉ thuốc 2 hoặc 3 tuần rồi lại dùng tiếp. Nếu ung thư ở giai đoạn sớm, hóa trị liệu dùng để hỗ trợ cho phẫu thuật, tia xạ hoặc cả hai, nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể để tránh tái phát ung thư dạ dày sau này. Hóa trị liệu sẽ có một số tác dụng phụ nhưng các tác dụng phụ này là tạm thời và có thể làm giảm được.
Điều trị bằng tia xạ là biện pháp này dùng các tia phóng xạ để diệt các tế bào ung thư. Các tia phóng xạ này được tính toán chính xác trên vị trí của ung thư để giảm tác hại đối với các mô lành. Trong ung thư dạ dày, điều trị bằng tia xạ sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Điều trị bằng tia xạ có thể được dùng cùng với hóa chất trị liệu để làm nhỏ khối u và làm giảm các triệu chứng.
Nhật Bản là nước có tỉ lệ ung thư dạ dày cao trên thế giới, đã thành công trong chương trình phát hiện sớm để phẫu thuật có hiệu quả cao, đạt tới 80% số bệnh nhân sống sau 5 năm. Cả thế giới công nhận và áp dụng kĩ thuật đó. Việt Nam cũng là nước có tỉ lệ mắc cao, cần thiết phải hiểu biết để có sự quan tâm thích đáng tới bệnh ung thư dạ dày.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?