Nhà thờ Sedlec với việc sử dụng các bộ phận của hài cốt người để trang trí và làm hoa văn họa tiết bản thân nó đã chứa trong mình những điều huyền diệu.
Điều khiến du khách khiếp sợ nhất, đồng thời cũng gây kích thích dã man nhất, theo cách trực quan nhất chính là sự hiện diện của đủ mọi bộ phận xương người bên trong nhà nguyện nhỏ Sedlec. |
Đấy có lẽ đây là nhà thờ nơi ta gần gũi với người đã mất nhất, theo đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nơi ngoài cảm giác thiêng liêng và kỳ bí của một trung tâm tôn giáo, những con chiên ngoan đạo hay cả như khách du lịch tò mò đều có chung trong mình cảm giác được sự lạnh lẽo xông lên từ gáy cùng những lỗ chân lông dựng đứng khi “chiêm ngưỡng” những họa tiết hay cả thậm chí là đèn chùm trên đầu.
Nhà thờ xương Sedlec
Sedlec (phát âm là SED-letz) là một nhà thờ đồng thời là nhà mồ rất nổi tiếng của CH Séc. Ngoài tên chính thức, nơi đây vẫn còn được gọi là “Nhà Thờ Xương”. Không có sự liên tưởng quá mức nào ở đây, bởi bản thân nhà thờ này vang danh khắp thế giới không phải bởi nét độc đáo trong kết cấu hay phong cách nghệ thuật. Đơn giản, nó được xây lên và trang trí với rất ít các chất liệu xây dựng truyền thống. Thay vào đấy, khắp nơi nơi người ta có thể thấy, cảm nhận và cả chạm vào xương người. Có rất nhiều xương người, nơi người ta có thể thấy những hộp sọ hoặc những khúc xương khuỷu tay, khủy chân hay xương sườn tại mọi nơi trong nhà thờ cổ kính và lạnh lẽo này.
Tại CH Séc, người ta vẫn truyền nhau câu nói “Nếu đã du lịch đến Kutna Hora mà không đến Sedlec, bạn hãy đánh công ty lữ hành một trận vì tội gian dối”. Thực tế là vậy. Sedlec chỉ là một nhà thờ nhỏ theo phong cách Catholic La Mã, nằm phía dưới nghĩa trang “Nhà thờ các vị Thánh ở Sedlec”, khu ngoại ô Kutna Hora. Đây là nhà thờ có lịch sử lâu năm (hình thành vào khoảng giữa những năm 1100), nhưng suốt một thời gian dài ngôi nhà thờ thoạt trông rất bình dị này không có gì nổi bật với những người ngẫu nhiên thấy. Hoạt động chủ yếu của các cha xứ chủ yếu là trồng trọt ở những vùng đất xung quanh tu viện. Ấy vậy mà hiện nay, mỗi năm Sedlec đón nhận hơn 20 vạn du khách và người hành hương khắp thế giới đổ về mỗi năm và sẽ còn tăng mạnh nữa.
Tên tuổi “Nhà Thờ Xương” Sedlec từ lâu vượt khỏi phạm vi quốc gia nhờ lịch sử, sự huyền bí thiêng liêng và đặc biệt là cá tính thẩm mỹ kỳ lạ của mình. Có thể một số ý kiến sẽ cho rằng đây là suy nghĩ bệnh hoạn khi trang trí bên trong nhà thờ, thậm chí cả những biểu tượng tôn giáo như thánh giá bằng xương người. Nhưng nếu truy lại từ lịch sử, có thể nói nhà thờ Sedlec với việc sử dụng các bộ phận của hài cốt người để trang trí và làm hoa văn họa tiết bản thân nó đã chứa trong mình những điều huyền diệu, rất khó lặp lại ở bất cứ nơ đâu, bất kể không khí lạnh lẽo đến rợn người của nó.
Nơi cả châu Âu muốn được chôn
Để hiểu được lý do vì sao Redlec, bất chấp quy mô nhỏ nhoi của nó mỗi năm vẫn đứng đầu CH Séc về độ hút khách, phải quay ngược thời gian về 800 năm trước. Truyền thuyết về ngôi nhà thờ lạnh xương sống này bắt đầu từ thế kỷ 13, chính xác là năm 1278, khi vua Otakar II của Bohemia đã lệnh cho Henry, cha xứ của nhà thờ Sedlec thực hiện một sứ mệnh ngoại giao chính trị pha lẫn tôn giáo đặc biệt: Hành hương về vùng Đất Thánh. Khi rời khỏi Jerusalem, Henry đã mang theo một nhúm đất từ Golgotha và rắc lên nghĩa trang của tu viện Sedlec. Lập tức, hành động lịch sử này khiến tên tuổi Sedlec nổi tiếng và và biến đây thành vùng đất tôn giáo linh thiêng nổi tiếng bậc nhất Trung Âu. Từ khắp nơi ở Trung Âu, tất cả mọi người, đặc biệt là tầng lớp quý tộc hay tư sản giàu có, đều mong muốn được chôn cất tại Sedlec, nơi được cát thiêng của Đất Thánh ban phước. Để rồi đến lúc này, bản thân ngài tu viện trưởng Henry cũng không thể tưởng tượng được hành động ngẫu nhiên ấy của mình, cộng với những chuyển động của lịch sử trong vài trăm năm sau sẽ gắn chặt Sedlec với biểu tượng “xương” nổi tiếng.
Đến giữa thế kỷ 14, việc chôn cất phải được mở rộng sau khi vùng đất này bị ảnh hưởng nặng nề bởi nạn dịch hạch khủng khiếp (vẫn thường được nhắc lại một cách kinh sợ là “Cái Chết Đen”). Trong những năm đen tối ấy, tỷ lệ người chết tăng vọt. Tính riêng năm 1318, ước tính đã có khoảng 30.000 người bị chôn tại đây. Sự tăng vọt về số “dân cư” góp mặt trong nhà mồ xuất hiện một lần nữa vào đầu thế kỷ 15, trong các cuộc chiến tranh Hussite. Sau đấy, một nhà thờ theo phong cách Gothic đã được xây dựng tại trung tâm của nghĩa trang với một mái vòm phía trên và một nhà nguyện phía dưới.
Nhà nguyện được xây như một chỗ để hài cốt cho các ngôi mộ tập thể được khai quật trong quá trình xây dựng và dự kiến sẽ phá hủy để nhường chỗ cho việc chôn cất mới. Đến những năm đầu thế kỷ 18, nhà mồ được xây dựng lại thành một dạng nhà thờ theo phong cách Baroque của Séc. Và sự đặc biệt của nó bắt đầu từ năm 1870, theo quyết định của cha xứ về việc phải làm gì đó với những bộ xương rải rác lộn xộn bên trong nhà nguyện. Một thợ chạm khắc gỗ tên Frantisek Rint được gia đình Schwarzeberg thuê để sắp xếp lại cho gọn gàng.
Thực tế, Frantisek Rint đã vượt quá sự mong đợi của gia đình Schwarzenberg, những người đã bỏ số tiền không nhỏ để mua lại nhà thờ cùng hơn 40.000 bộ hài cốt từ thời Trung cổ. Bằng việc sắp xếp lại hơn 10.000 bộ xương và biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật như biểu tượng tôn giáo, chữ viết và cả những chùm đèn treo kỳ lạ với những điểm nhấn là các sọ đầu lâu lớn nhỏ.
Thiên tài hay kẻ dị nhân Rint?
Điều khiến du khách khiếp sợ nhất, đồng thời cũng gây kích thích dã man nhất, theo cách trực quan nhất chính là sự hiện diện của đủ mọi bộ phận xương người bên trong nhà nguyện nhỏ Sedlec. Những góc nhà gồm toàn xương khuỷu, những hoa văn hình vương miện làm từ đầu lâu, xương bánh chè và những mảnh xương sườn tinh tế…tất cả sẽ lập tức đập vào mắt mọi người và khiến không ai có thể bảo trì được trạng thái bình thường giữa không khí ngập tràn mùi vôi xương này.
Tất cả, đến từ phát kiến của nghệ nhân Frantisek Rint. Khi được thuê để dọn dẹp, ông đã không tiếp nhận nó theo cách đơn giản thông thường. Bằng bộ óc sáng tạo vĩ đại, cùng sự to gan lớn mật hiếm thấy, người thợ điêu khắc gỗ này đã quyết định thay vì chỉ đơn giản nhét các khúc xương vào các ngăn trữ, sẽ chọn lọc chúng, đánh giá tiềm năng thẩm mĩ và kết hợp chúng lại thành những biểu tượng hình ảnh sống động.
Cách làm kỳ lạ của Rint đã được dòng họ nhà Schwarzenberg bất ngờ chấp thuận và ủng hộ. Hành động ấy ban đầu cũng gây ra không ít sóng gió khi những câu hỏi về mặt đạo lý về việc đối xử với hài cốt của những người đã khuất. Nhưng có một điều phải thừa nhận rằng Rint là kẻ có tài. Từ những mảnh xương lạnh lẽo, qua bàn tay ông đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật thực sự, thậm chí là vật dụng trang trí hữu ích như những chùm đèn làm từ mọi khúc xương trong cơ thể một người trưởng thành, xung quanh là 4 tháp làm từ đầu lâu và xương cẳng tay với tượng hài đồng bằng vàng trên đỉnh tháp. Không chỉ là các tác phẩm lớn, những vật dụng từ nhỏ nhất như chân nến hay các họa tiết kiến trúc như đường viền mái, đường cong vòm nhà…đều được trang trí từ các họa tiết khác nhau.
Những tác phẩm thu hút sự chú ý nhất của du khách là hai chiếc vương miện và biểu tượng của nhà Schwarzenberg, chữ ký của chính nhà điêu khắc Rint, chiếc thập giá và 2 chén thánh…tất cả đều làm từ xương người, với những bố trí và phối hợp cực kỳ tinh tế. Ngoài các dấu hiệu tôn giáo đặc trưng, những phát kiến của Rint như hình ảnh về các con quạ đang rỉa xác chết, những con rắn chui ra từ hốc mắt của đầu lâu…cũng tạo ra những ấn tượng sâu đậm.
Tuy nhiên, có một thực tế là chính quyết định đấy đã đem lại nguồn thu lớn cho những người dân sống xung quanh Redlec nhờ hoạt động khai thác du lịch từ những hài cốt. Redlec đã đang và sẽ luôn là một trong những điểm đến “nóng” nhất của ngành du lịch CH Séc, với hơn 200.000 du khách mỗi năm. Sự kỳ lạ và bí hiểm của nhà thờ này đã không còn gói gọn trong khuôn khổ nước CH Séc. Đến tháng 7 năm 2008, UNESCO công nhận Redlec là Di sản văn hóa thế giới, như một ghi nhận về cá tính văn hóa có một không hai của nhà thờ “lạnh gáy” nhất thế giới này.
Nơi trữ cốt Khi không gian chôn cất trở nên khan hiếm, khi nghĩa địa đã trở nên chật chội, giống như tại Sedlec nhiều nơi sẽ dùng đến giải pháp tạo ra những nơi trữ cốt. Khi ấy, sau một vài năm được chôn cất tạm thời, hài cốt của người chết sẽ được lấy ra và đặt vào chỗ để hài cốt. Không gian, nhờ thế sẽ giảm đáng kể nhờ có thể lưu trữ rất nhiều xương cốt của nhiều người vào trong một quan tài hoặc hầm mộ. Ngoài Sedlec, tại châu Âu có thể thấy tìm thấy nhiều ví dụ về nơi trữ cốt, hoặc hầm trữ cốt như: Santa Maria della Concezione dei Cappuccini ở Rome, Italy; San Bernardino alle Ossa ở Milan; nhà nguyện Skull trong Czermna ở Lower Silesia, Ba Lan và Capela dos Ossos tại thành phố Évora, Bồ Đào Nha…
Làng Wamba trong tỉnh Valladolid, Tây Ban Nha có một chỗ để hài cốt ấn tượng của hơn 1000 đầu lâu bên trong nhà thờ địa phương, có niên đại từ giữa thế kỷ 12 và thế kỷ 18. Một ví dụ gần đây là chỗ để hài cốt Douaumont ở Pháp có chứa hài cốt của hơn 130.000 binh lính Pháp và Đức đã ngã xuống trong trận Verdun, Thế Chiến thứ Nhất. Ngoài sự kỳ lạ và thu hút về du lịch, Ledrec cũng có thể xem như một bảo tàng khảo cổ nhân dạng học đặc biệt quý giá khi đang sở hữu từ 40.000 – 70.000 bộ hài cốt đa phần có từ thời Trung cổ. Đấy là nguồn vốn rất lớn cho các chuyên gia có điều kiện nghiên cứu về cấu trúc nhân dạng học lẫn những nghiên cứu về sinh hoạt, bệnh tật…của cư dân qua từng thời kỳ. Rất nhiều xương trong Redlec qua nghiên cứu cho thấy dấu vết của vết thương chiến đấu – đặc biệt là vỡ xương sọ - phát sinh bởi những người đã chết trong chiến tranh. Những mảnh xương ấy do không hoàn hảo nên không được đem vào Sedlec trang trí, nhưng thay vào đó được trưng bày như một triển lãm khảo cổ. Du khách đến Sedlec chắc chắn sẽ có những trải nghiệm không thể nào quên, với những thông tin chi tiết về lịch sử của chỗ để hài cốt với đủ loại ngôn ngữ để lựa chọn. Chưa kể xung quanh nhà thờ vẫn tồn tại không ít ngôi mộ với các tấm bia long lanh đầy mới mẻ. Đặc biệt nhất, Redlec cho phép du khách được chụp hình bên trong nhà thờ, giữa những bộ sưu tập xương người từ nhỏ nhắn đến to lớn. Không phải ai cũng đủ can đảm để đưa hình mình vào khung ảnh toàn xương sọ hay xương bánh chè to nhỏ, nhất là trong điều kiện ánh sáng không phải lúc nào cũng tốt. Nhưng nếu thử rồi sẽ là một cảm nhận rất khác. Bạn có sẵn sàng chưa? |
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?