Nhiều chuyên gia cho rằng chiếc phà Sewol chở theo hơn 450 hành khách bị chìm vì đâm phải đá ngoài khơi vùng biển phía nam Hàn Quốc.
Lực lượng cứu hộ Hàn Quốc đang tìm cách giải cứu các hành khách còn mắc kẹt bên trong chiếc phà bị chìm |
Theo lịch trình, phà Sewol lẽ ra đã phải rời cảng Incheon (Hàn Quốc) vào lúc 18h30 hôm 15/4 (giờ địa phương), nhưng thời gian khởi hành sau đó đã bị hoãn đến khoảng 3 tiếng đồng hồ vì sương quá dày, theo tờ Chosun Ilbo (Hàn Quốc).
Lực lượng cứu hộ Hàn Quốc cho rằng có khả năng thuyền trưởng lái chiếc phà đã thay đổi hướng đi để bù lại thời gian bị mất và kết quả là bị đâm vào đá.
Chodun Ilbo dẫn lời một phát ngôn viên Chonghaejin Shipping, công ty hàng hải sở hữu phà Sewol, khẳng định chiếc phà đã không đi lệch “quá xa” lộ trình an toàn được định sẵn.
Tuy nhiên, các chuyên gia hàng hải cho rằng ngay cả khi chỉ đi chệch một chút, nhưng trong điều kiện sương mù dày đặc, chiếc phà có thể đã đâm trúng phải đá.
Những người sống sót trên chiếc phà cho biết đã nghe một tiếng động lớn ở mặt trước của phà và điều này càng củng cố thêm cho giả thuyết chiếc Sewol đâm phải đá.
“Một lỗ hổng lớn do phà đâm phải đá có lẽ là nguyên nhân khả dĩ nhất lý giải vì sao nước tràn vào chiếc phà khiến nó bị lật úp”, Chosun Ilbo dẫn lời ông Chung Yong-hyun, một chuyên gia về lặn tại Hàn Quốc, cho biết.
Nhưng ông Hwang Dae-shik tại Hiệp hội Cứu hộ và cứu nạn trên biển Hàn Quốc không đồng tình với nhận định trên.
“Dựa theo thông tin từ ngư dân địa phương và nhân viên cứu hộ, vùng biển ngoài khơi thành phố Jindo (nơi phà bị chìm) không có nhiều đá ngầm. Chúng ta nên tập trung điều tra giả thuyết khác”, ông này nói.
Được biết, ít nhất 6 người thiệt mạng và 290 người khác vẫn chưa rõ là còn sống hay đã chết sau khi chiếc phà chở khách Sewol chìm ngoài khơi bờ biển phía nam Hàn Quốc, hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) đưa tin ngày 17/4.
Các quan chức Hàn Quốc lo ngại số người chết sẽ còn tăng cao do nước chảy siết, tầm nhìn bị hạn chế và nhiệt độ thấp cản trở công tác tìm kiếm và cứu hộ.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Có 1 người kiếm tiền nhiều hơn cả Elon Musk nhưng không lọt top 10 người giàu nhất thế giới, là ai?
- Nơi nào đón năm mới đầu tiên trên thế giới?
- Là báu vật có '1-0-2' trên đời, gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, không một ai dám trồng
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?