Trong Tây y khuyến cáo nhiều người không ăn được thịt bò. Do có thành phần đạm cao nên người bị bệnh mỡ máu không nên ăn thịt bò. Người cao huyết áp ăn thịt bò nhiều có hại.
|
Giá trị dinh dưỡng của thịt bò cao, đáng chú ý là giúp tăng cường cơ bắp nhờ giàu axit amoniac; Tăng cường hệ miễn dịch, chuyển hóa và tổng hợp thức ăn; Bổ huyết nhờ giàu vitamin B6, protein và sắt; Vitamin B12 có trong thịt bò cung cấp năng lượng cần thiết cho các tế bào, thúc đẩy chuỗi axit amin chuyển hóa… cung cấp năng lượng khi cơ thể hoạt động ở cường độ cao.
Lương y Vũ Quốc Trung cho biết các loại thực phẩm từ thịt bò đều được sử dụng rộng rãi. Ông cũng đọc nhiều sách của Đông y về các món ăn, trong đó thịt bò cũng được nhắc đến khá nhiều.
Đặc biệt theo Hải Thượng Lãn Ông ghi trong Lĩnh Nam Bản Thảo Hoang lưu nhục thịt bò trong con bò vàng có vị ngọt tính ôn không có độc, trị tiêu hao gầy mòn. Giống như thịt trâu có tác dụng bổ tì vị, ích khí huyết, bổ gân cốt, thịt bò là thức ăn phổ biến, dùng hàng ngày.
Ảnh minh họa.
Ngoài ra thịt bò còn dùng làm thuốc. Sỏi mật bò là thuốc quý có vị đắng, hơi ngọt, tính bình, hơi độc vào ba kinh tâm tì can, thanh tâm hóa đờm, trúng ác: như trúng phòng, cấm khẩu. Sỏi mật bò có trong An cung ngưu hoàng hoàn, Thanh tâm ngưu hoàng hoàn.
Ngoài ra, trong con bò còn có ngẩu pín – dương vật và tinh hoàn bò, theo kinh nghiệm của dân gian có tác dụng bổ thận tráng dương giúp cho các nam giới yếu sinh lý, rối loạn cương. Gan bò, lá lách, vó bò đều được coi là món ăn. Tất cả các bộ phận của con bò đều chế biến thành thức ăn và vị thuốc. Thịt bò chế biến được nhiều món khác nhau.
Tuy nhiên, y văn từ trước đến nay đều khuyến cáo không nên ăn lươn cùng thịt bò và thịt trâu.
Về mùa đông, nên ăn nhiều thịt bò vì chứa axit amin dễ hấp thu, thịt bò có tác dụng làm ấm dạ dày và có nhiều thành phần dinh dưỡng. Đông y cho rằng thịt bò bổ trung ích khí, chống rãi rớt, dùng cho người khó thở, thiếu máu, hoa mắt vàng da, suy gân cốt.
Kiêng kỵ: Chất xơ trong thịt bò tương đối thô, khó tiêu hóa, hơn nữa thịt bò nhiều cholesterol và mỡ nên người già, trẻ nhỏ và những người tiêu hóa kém không nên ăn thịt bò. Ngoài ra, những người mắc về bệnh da, gan, thận nên cẩn thận khi ăn thịt bò.
Trong Tây y người ta vẫn khuyến cáo nhiều người không ăn được thịt bò. Do có thành phần đạm cao nên người bị bệnh mỡ máu không nên ăn thịt bò. Người cao huyết áp ăn thịt bò nhiều có hại, bởi trong thịt bò chứa một lượng lớn chất béo bão hòa.
Ngoài ra, những người bị u xơ cổ tử cung cũng không nên ăn thịt bò vì có những kích thích tố như estrogen có thể ảnh hưởng trực tiếp tới khối u.
Tuy nhiên theo Đông y, bản thân thịt bò là một thức ăn có tác dụng chữa bệnh. Ví dụ bệnh cao huyết áp người ta có thể sử dụng 250 gr rau cần xào với 100 gr thịt bò.
Thịt bò cũng có tác dụng chữa tiểu đường nếu phối hợp thịt bò với dưa chuột. Tuy nhiên, lương y Vũ Quốc Trung vẫn chia sẻ, cần có sự cân đối thực phẩm trong ngày Tết với những người có bệnh mãn tính như huyết áp, tiểu đường.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?