Nếu trẻ duy trì thói quen đi ngủ muộn thì đồng nghĩa với việc các hormone tăng trưởng của trẻ sẽ tiết ra ít hơn và trẻ sẽ chậm phát triển chiều cao. Vậy ngủ vào lúc nào là tốt nhất cho sự tăng trưởng của trẻ?
|
Và còn vô số những điều khác xung quanh giấc ngủ của trẻ mà cha mẹ có thể chưa biết!
1. Ngậm vú mẹ khi ngủ
Nhiều bà mẹ có thói quen để con mình ngậm vú mẹ khi đi ngủ. Cho bé ngủ theo cách này đã được các bác sĩ khuyến cáo là có hại tới sức khỏe của bé. Khi trẻ ngủ mà vẫn ngậm vú mẹ rất dễ dẫn đến việc mỗi khi bé hít thở sẽ vô tình hút luôn cả sữa mẹ gây trở ngại cho việc tiêu hóa. Trẻ sẽ khó ngủ, hay quấy, thậm chí bị ngạt thở.
Bên cạnh đó, ngậm vú mẹ khi ngủ còn có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của răng và nướu.
2. Trẻ ngủ mang theo cảm giác lo sợ
Để trẻ nhanh chóng đi ngủ, người lớn đôi khi thường hay dọa trẻ rằng “Nếu con không ngủ thì… sẽ đến”. Những câu nói như vậy sẽ khiến trẻ sợ hãi và ngoan ngoãn nghe lời. Tuy nhiên, sự thật là khi bị dọa như vậy, hệ thần kinh của trẻ sẽ bị kích thích mạnh mẽ. Trẻ sẽ không thể ngủ sâu giấc và đôi khi hay gặp ác mộng, ngủ hay bị giật mình và chất lượng giấc ngủ không tốt.
3. Cho trẻ ngủ muộn
Một số gia đình thường có thói quen ngủ muộn và thói quen này đôi khi ảnh hưởng tới trẻ. Tuy nhiên, các ông bố bà mẹ thường không biết rằng hormone tăng trưởng của trẻ tiết ra nhiều nhất từ khoảng 22 đến 24 giờ đêm. Chính vì vậy, nếu trẻ duy trì thói quen đi ngủ muộn thì đồng nghĩa với việc các hormone tăng trưởng của trẻ sẽ tiết ra ít hơn và trẻ sẽ chậm phát triển chiều cao…
Để giúp trẻ phát triển toàn diện, người lớn cần duy trì cho trẻ thói quen đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc.
4. Cho trẻ ngủ trong trạng thái đung đưa
Mỗi khi trẻ quấy khóc khi ngủ, người lớn thường bế trẻ lên, đung đưa hoặc cho trẻ nằm vào nôi để lắc qua lắc lại. Trong thực tế, phương pháp này có thể sẽ khiến trẻ ngủ ngoan nhưng nó lại tiềm ẩn những nguy hiểm khác. Các chuyên gia sức khỏe đã cho biết rằng, não ở trẻ chưa được phát triển toàn diện, chính vì vậy khi người lớn bế và lắc thường xuyên như vậy sẽ có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết não, ở những trường hợp nặng có thể gây tê liệt chân tay, thậm chí là tử vong.
5. Trẻ nằm sấp khi ngủ
Tư thế ngủ của trẻ đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ sau này. Để trẻ nằm sấp khi ngủ sẽ khiến trẻ dễ bị ngạt. Nhiều trường hợp trẻ tử vong khi ngủ trong tư thế nằm sấp. Các chuyên gia khoa học gọi đây là cái chết đột ngột. Chính vì vậy, khi để cho trẻ ngủ, người lớn cần để trẻ nằm thẳng và đảm bảo rằng mũi cũng như miệng của trẻ không có bất kỳ vật cản nào khác.
6. Ngủ chung với trẻ
Ngủ chung với trẻ sẽ dẫn dẫn đến tâm lý phụ thuộc ở trẻ nhỏ. Hơn nữa, khi người lớn ngủ cùng giường với trẻ nhỏ sẽ khiến trẻ khó hít thở được không khí trong lành. Nhiều bà mẹ còn có thói quen để con nằm trên cánh tay của mình khi ngủ, điều này có thể sẽ khiến trẻ cảm thấy không thoải mái và giấc ngủ không được sâu.
7. Để đèn sáng khi ngủ
Để đèn sáng khi ngủ sẽ hạn chế hormone tăng trưởng ở trẻ nhỏ.
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành