Nếu không để ý, có thể bạn sẽ đi ngang qua mà không hề biết rằng mình vừa bỏ qua một cơ hội trải nghiệm một góc Tây Tạng giữa lòng Sài Gòn.
Không gian trong quán |
Mọi bất ngờ sẽ luôn chờ bạn ở đằng sau cánh cổng ấy. Đúng với tên gọi của mình - cà phê Tây Tạng, bạn sẽ thấy những gì đang chào đón mình là một không gian mang đậm văn hóa Tibet và Nepal, hai vùng đất có lịch sử mạnh mẽ ở Tây Á. Bạn có thể tìm thấy ở chính ngôi quán này, nền văn hóa cổ xưa đầy quyến rũ đằng sau những giai điệu của nhạc kinh Tây Tạng vang lên âm âm giữa không gian thiền tịnh. Tây Tạng là một nơi để thiền, theo đúng tinh thần của nó. Những bức tường đều được sử dụng hai màu chủ đạo: cam đất trầm ấm và xanh rêu đậm cũ kỹ.
Trong Phật giáo, các luân xa (chakra) được cho là đem lại năng lượng cho cơ thể, có liên quan đến các phản ứng của cơ thể, tình cảm hay tâm lý của một người. Và màu cam tượng trưng cho luân xa thứ hai của cơ thể con người, một dạng năng lượng của tâm linh, liên kết giữa sáng tạo và năng động. Màu cam cũng là màu của các triết gia theo trường phái Hy Lạp cổ đại. Họ cho rằng màu sắc này tạo ra một cảm giác mạnh của cơ thể và gây ra sự thèm ăn. Riêng màu xanh rêu đậm lại là màu sắc của sự nghi kỵ, và nó đặc biệt dành cho các hoạt động giác ngộ theo tinh thần Phật giáo. Điều này lý giải vì sao, khi bước chân vào quán Tây Tạng, bạn chỉ muốn để lại những lo toan về cơm áo gạo tiền, hay những căng thẳng hỉ nộ ái ố bên ngoài cánh cổng gỗ màu đỏ kia. Một kiểu rũ bỏ tạm thời, để sống thật với bản ngã của mình trong một màu sắc và trạng thái tâm linh hoàn toàn khác.
Quán Tây Tạng trung thành theo một lối décor mang đậm dấu ấn Nepal. Cờ của các tín đồ Tây Tạng phấp phới trên trần nhà. Bốn bức tường dày đặc tranh vẽ và hình ảnh về các nước ở khu vực Himalaya, những vật dụng từ Rajasthan (Ấn Độ). Ảnh của công chúa Bhutan và Đức Dalai Lama được treo ở những khu vực trang trọng. Những câu trích dẫn của Ngài cũng được đóng thành tranh, và nó gần như là kim chỉ nam sống của con người trong mọi thời đại.
Nếu không muốn ngồi trên những chiếc ghế mang đậm phong cách vintage, bên cạnh những chiếc bàn da thuộc, bạn có thể lên tầng 2 để ngồi bệt thoải mái trên đệm cói, ngả người lên những gối bọc nhung và tìm đọc một quyển kinh Phật mà suy ngẫm.
Ở nhiều góc quán, chủ nhân đã kính cẩn đặt bàn thờ Phật ở khắp nơi. Bàn thờ luôn ấm cúng với hương trầm nghi ngút. Không hẹn mà những vị khách đến đây, phần nhiều đều dành một ít thời gian để làm đầy bát hương ở chính những góc này.
Quán phục vụ các món ăn chay, các món trà từ vùng Himalaya, với những nguyên liệu được nhập về từ Tây Tạng cũng là một trải nghiệm độc đáo. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua lại một món đồ lưu niệm, hay phụ kiện được bày bán ngay tại quán Tây Tạng. Đó là các loại hương liệu cúng với nhiều ý nghĩa khác nhau hay các loại nước hoa tẩy tịnh. Chủ quán cho biết, đây là những vật dụng do chính những người nông dân nghèo vùng Kathmandu sản xuất. Cô đã mua chúng với giá cao hơn một ít để giúp họ.
Địa chỉ: Nhà hàng Cà phê Tây Tạng 28/11A Tôn Thất Tùng, Q.1, TP.HCM.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?