Ai cũng nghĩ ĐT Nga sẽ chiếm ngôi đầu bảng A một cách dễ dàng. Nhưng rồi đội bóng tới từ xứ sở Bạch dương đã tự phá hỏng cơ hội của mình.
|
Mọi thất bại đều có lời giải đáp. ĐT Nga cũng vậy. Có quá nhiều lý do dẫn đến cuộc chia ly đẫm lệ của Gấu Nga:
1. Tư tưởng ngạo mạn
Thắng trận đầu trước ĐT Czech tới 4-1, Nga ảo tưởng về sức mạnh của mình. Không sao cả, nếu nó chỉ dừng lại ở trận đấu đó. Điều nghiêm trọng là tư tưởng ngạo mạn kéo dài đến trận gặp Ba Lan. Họ có thể thắng nhưng lại không muốn thắng, đặc biệt là trong 20 phút cuối lúc đã bị gỡ hòa, Nga chủ động giữ tỉ số hòa với suy nghĩ: hòa là chắc lắm rồi! Đây chính là nguồn gốc của tấn bi kịch.
2. Sai lầm của HLV Advocaad
Cái sai đầu tiên là chỉ đạo cầm hòa Ba Lan ở những phút cuối. Cái sai thứ hai là cách điều chỉnh nhân sự ở trận gặp Hy Lạp. Ông kiên trì giữ Zhirkov bên cánh trái dù hậu vệ này có dấu hiệu hụt hơi, liên tục bị vượt mặt mà không thèm đuổi bóng, tấn công toàn hỏng, mắc lỗi khi không kịp bọc lót trong tình huống nhận bàn thua. Tiếp theo là ngoan cố giữ Kerzhakov đá chính cả 3 trận dù tiền đạo này chơi như cầu thủ nghiệp dư.
Các tuyển thủ Nga (áo đỏ) đau đớn rời cuộc chơi
3. Điểm yếu tâm lý
ĐT Nga bây giờ vẫn chưa khắc phục được điểm yếu của Liên Xô trước đây: chỉ chơi hay khi tư tưởng thoải mái. Mỗi khi gặp sức ép hay đứng trước khó khăn, Nga chỉ là đội bóng tầm thường. Đã thế, ĐT Nga lại tự nhận lấy sức ép khi chủ động cầm hòa Ba Lan. Cụ thể, trong hiệp 2 trận gặp Hy Lạp, các cầu thủ cực kỳ nóng vội, sút toàn trượt, phối hợp không rõ ràng, thiếu mạch lạc.
4. Khả năng dứt điểm
Nga là đội bóng dứt điểm nhiều nhất cho đến thời điểm này nhưng cũng là đội có tỷ lệ “bắn” ra ngoài khung thành cao nhất: sút 50 lần, trượt 30 (60%). Riêng Kerzhakov có 17 cú sút thì trượt mất 12, dẫn đầu danh sách… đá ra ngoài khung thành.
5. Thể lực suy giảm
Nếu so sánh Nga ở trận đầu gặp Czech đến trận thứ 3 gặp Hy Lạp, có thể thấy rõ sự suy giảm thể lực ở hầu hết các trụ cột. Trong hiệp 2 trận thua Hy Lạp, Arshavin cắm chốt bên phải, các vệ tinh xung quanh gần như đứng một chỗ. Điểm đáng nói nhất là Nga thua trong hầu hết các cuộc đấu tay đôi, đặc biệt là các hậu vệ khi liên tục bị Samaras vượt qua. May mà Hy Lạp không biết tấn công, nếu không ĐT Nga còn thua nhiều nữa.
Những điểm yếu đó thực tế đã xuất hiện ở ngay hiệp 2 trận gặp Ba Lan. Nhưng HLV Advocaat đã không thể thay đổi được điều gì ở trận sinh tử với Hy Lạp. Chính hiệp 2 trận đấu với Ba Lan là bước ngoặt quyết định dẫn đến tấn bi kịch của Nga giữa lúc họ đã gần như nắm chắc ngôi đầu bảng A. Thế mới nói, Nga đã tự tay tiêu hủy cơ hội của mình với những sai lầm tự thân. Và người phải nhận trách nhiệm cao nhất, không ai khác chính là HLV Advocaat.
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?