Máy bay bị mất tích Malaysia Airlines được xác định đi về phía quần đảo Andaman, đồng thời cho biết giả thuyết máy bay bị không tặc khống chế đang ngày càng được củng cố.
Chiếc máy bay mang số hiệu MH370 nghi bị không tặc khống chế |
Hãng Reuters ngày 14/3 dẫn nguồn tin gần gũi với các điều tra viên cho biết, dữ liệu ghi lại từ radar quân đội cho thấy có thể máy bay bị mất tích của Malaysia Airlines đã đi về phía quần đảo Andaman, đồng thời cho biết giả thuyết máy bay bị không tặc khống chế đang ngày càng được củng cố.
Theo đó, chuyến bay MH370 có thể đã băng ngang qua bán đảo Malay đi về phía quần đảo Andaman sau khi mất liên lạc với trung tâm điều khiển bay rạng sáng ngày 8/3.
Nguồn tin thứ hai nói một chiếc máy bay không xác định mà các nhà điều tra tin rằng đấy là chuyến bay MH370 đã đi theo tuyến đường nằm giữa hai điểm tham chiếu kể từ khi máy bay xuất hiện lần cuối trên màn hình radar ở bờ biển phía Tây Bắc Malaysia.
Điểm tham chiếu là vị trí địa lý lập ra nhờ việc tính toán kinh độ và vĩ độ, có thể giúp phi công điều hướng dọc theo hành lang trên không.
Điều này đã dẫn đến giả thuyết cho thấy có thể máy bay được điều khiển bởi một ai đó được đào tạo về hàng không.
Theo tuyến đường trên thì nhiều khả năng máy bay khi đó đang hướng về phía quần đảo Andaman của Ấn Độ, một chuỗi các hòn đảo nằm giữa Biển Andaman và Vịnh Bengal, nguồn tin cho biết.
Nguồn tin thứ ba được Reuters dẫn lại nói rằng hiện các điều tra viên ngày càng củng cố giả thuyết cho rằng một ai đó đã tác động để chuyển hướng chiếc máy bay chở theo 239 người đi chệch khỏi đường bay ban đầu là từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh.
"Những gì chúng tôi có thể nói được lúc này là có kẻ phá hoại, có thể không tặc vẫn còn ở trên máy bay," nguồn tin cho hay.
Cả ba nguồn tin này đều đề nghị được giấu tên bởi họ không được phép tiếp xúc với giới truyền thông, đồng thời đây là thông tin nhạy cảm trong quá trình điều tra.
Reuters đã liên hệ với các quan chức ở Bộ Giao thông Malaysia, nhưng không được hồi đáp.
Bộ Giao thông Malaysia không hồi đáp câu hỏi của Reuters
Cảnh sát Malaysia trước đó đã nói rằng họ đang điều tra nhân thân của tất cả hành khách hoặc thành viên phi hành đoàn, kể cả vấn đề tâm thần của những người này, dẫn đến phỏng đoán rằng có khả năng máy bay bị cướp, hoặc bị phá hoại.
Nguồn tin mà Reuters dẫn lại từ ba nhân vật có quan hệ với cơ quan điều tra nói trên là những bằng chứng rõ ràng đầu tiên trong vụ mất tích bí ẩn của chiếc máy bay hiện đại Boeing 777-200, đã biến mất trên màn hình radar dân sự cách đây gần một tuần.
Nguồn tin cho biết, với chứng cớ mới này, các đội tìm kiếm quốc tế đã chuyển hướng tìm kiếm sang phía Biển Andaman và Ấn Độ dương.
Trước đó, lực lượng tìm kiếm đa quốc gia đã không tìm thấy bất cứ manh mối nào, chẳng hạn như mảnh vỡ của máy bay, ở khu vực tìm kiếm ban đầu là Biển Đông và Vịnh Thái Lan.
Lần cuối cùng máy bay xuất hiện trên radar dân sự là lúc trước 1 giờ 30 ngày 8/3 (giờ Malaysia, đi trước giờ Việt Nam một tiếng), khoảng chưa đầy một giờ sau khi rời khỏi Kuala Lumpur.
Theo đó, ban đầu máy bay đi theo tuyến đường phía Đông bờ biển Malaysia.
Nhưng đến ngày 12/3, tư lệnh không quân Malaysia đã cho biết một chiếc máy bay đã được ghi nhận đi về bờ biển phía Tây Bắc Malaysia, vào lúc 2h15, cách Đông Bắc đảo Penang khoảng 320km.
Nguồn tin của Reuters cũng cho biết, việc MH370 biến mất trên màn hình radar dân sự cũng như mất liên lạc với trung tâm điều khiển bay có thể là do ai đó đã tắt hệ thống liên lạc của máy bay.
Đường bay mà chiếc máy bay không xác định đã đi, ở điểm N571 và P628 trên bản đồ bay, là đường bay khai thác thương mại đi từ Đông Nam Á tới Trung Đông hoặc châu Âu.
Theo nguồn tin, radar quân đội xác định vị trí cuối cùng của MH370 là nằm ở độ cao 144km ở bờ biển phía Đông Malaysia, hướng tới Việt Nam, gần với điểm tham chiếu có tên gọi "Igari" lúc 1 giờ 21 ngày 8/3.
Theo radar quân đội, có thể máy bay đã đổi hướng sang phía Tây, tới điểm tham chiếu có tên gọi "Vampi" nằm ở Đông Bắc tỉnh Aceh của Indonesia, đường bay N571 đi Trung Đông.
Từ đó, máy bay có thể đã hướng đến điểm "Gival" ở Nam đảo Phuket của Thái Lan, trước khi hướng tới điểm tiếp theo là "Igrex" trên đường P628 để tới đảo Andaman mà các máy bay thương mại thường đi để tới châu Âu.
Thời điểm đó là 2h15 ngày 8/3, trùng với thời điểm mà tư lệnh không quân Malaysia đã nói trong buổi họp báo ngày 12/3 nhưng không tiết lộ thêm thông tin.
Malaysia đã đề nghị Indonesia, Thái Lan và Ấn Độ cung cấp dữ liệu radar
Nguồn tin nói Malaysia đã đề nghị Thái Lan, Indinesia và Ấn Độ, nước có đặt căn cứ hải quân ở quần đảo Andaman, cung cấp dữ liệu radar để truy tìm chiếc máy bay mất tích.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Thành phố lạnh nhất thế giới, với nhiệt độ xuống tới âm 65 độ C. Người dân sống ở đó như thế nào?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%