Những năm 70, khi Sài Gòn xuất hiện truyền hình thì Thanh Lan như cá gặp nước...
Thanh Lan trên bìa đĩa |
Vào thập niên 70 của thế kỷ trước, Thanh Lan được xem là một hiện tượng hiếm hoi của vòm trời văn nghệ miền Nam, bởi cô không chỉ gặt hái được thành công trên sân khấu ca nhạc, mà còn được khán giả nồng nhiệt đón nhận với những vai diễn nặng ký trên cả sân khấu kịch lẫn điện ảnh…
Tiếng ca học đường
Sau cuộc hôn nhân đầy nước mắt với Dũng Long Biên, Thanh Lan trở lại con đường học vấn và nghệ thuật. Tại trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn, cùng với nhạc sĩ Vũ Thành An, Từ Công Phụng, cô tạo thành những “cặp” đẹp đôi trong phong trào du ca tại quán cà phê Văn Khoa nổi tiếng một thời. Sau cô chuyển qua hát chung với Trầm Tử Thiêng, ca sĩ Nhật Trường (nhạc sĩ Trần Thiện Thanh) trở thành cặp bài trùng tại các tụ điểm ca nhạc hút khách. Thời gian này, Thanh Lan ít nhiều bị đặt nghi án tình ái với những nhạc sĩ tài hoa này. Người ta bảo rằng cô chính là niềm cảm hứng cho tác giả của “những bài không tên”, rồi những lời hứa hẹn “Rồi mai tôi sẽ đưa em rời xa kỷ niệm…” tuy nhiên đến giờ chưa ai khẳng định được sự thật.
Những năm 70, khi Sài Gòn xuất hiện truyền hình thì Thanh Lan như cá gặp nước, người ta thấy cô xuất hiện trên truyền hình trong bộ áo dài trắng thướt tha, tay ôm cặp vở, nhí nhảnh hát những ca khúc: Trưng Vương khung cửa mùa thu, Đứa bé đến trường, Trả lại em yêu, Con đường tình ta đi… (sáng tác của cố nhạc sĩ Phạm Duy) hay các bản dân ca 3 miền (chuẩn giọng Bắc, Trung, Nam), đắm đuối với nhạc tiền chiến, đu đưa với dòng nhạc bán cổ điển của nhạc sĩ Cung Tiến, Từ Công Phụng, Vũ Thành An và chơi luôn slow, boléro với nhạc Lam Phương, Trần Thiện Thanh. Vốn là giọng ca được đào tạo bài bản nên dù hát những bản đã đóng đinh với nhiều tên tuổi, Thanh Lan vẫn tạo được một ấn tượng riêng. Bài Gặp Nhau của Hoàng Thi Thơ trước đó có Thái Thanh, Tuyết Mai, Thúy Nga, Thu Hương, Lệ Thanh hát rất thành công, vậy mà qua tiếng hát nhỏ nhẹ, qua cái cách luyến láy của Thanh Lan vẫn tạo nên một phong cách riêng. Cũng nhờ cô mà bản Trăm nhớ ngàn thương của nhạc sĩ Lam Phương, trước đó vốn không nhiều tiếng tăm bỗng chốc bán chạy như tôm tươi.
Thanh Lan còn biết “chớp thời cơ” tung tẩy trong mảnh đất vốn ít ca sĩ hát “nhạc ngoại lời Việt”. Với giọng hát cuồn cuộn sức sống ở độ tuổi đương xuân, tiếng hát Thanh Lan như chất nhựa của cuộc đời chảy tràn trên nhánh cây vừa mới chặt. Nó nhỏ nhẹ, trong trẻo, mượt mà mà cũng ma mị đến lạ lùng. Cô đã để lại những tình cảm sâu đậm trong lòng người nghe với nhiều ca khúc tiếng Pháp, trong đó được yêu thích nhất là nhạc phẩm Mon amie la Rose do chính cô soạn lời Việt dưới tựa đề Nụ hồng mong manh. Thanh Lan được giới báo chí và những người sành nhạc thời ấy đánh giá là ca sĩ hát nhạc Pháp hay nhất khu vực Đông Nam Á. Cô trở thành hiện tượng của làng ca nhạc Sài Gòn. Có một thời, hình ảnh của cô trở thành biểu tượng của tiếng ca học trò, với nụ cười thật tươi trong tà áo dài trắng thướt tha tràn ngập trên bìa băng, đĩa, bìa các bản nhạc bày bán khắp nơi. Nhiều hãng đĩa thi nhau mời cô thâu âm. Cần phải nói thêm rằng, Sài Gòn lúc ấy có hai trung tâm băng nhạc lớn là Phạm Mạnh Cương và Shotgun, thế mà trong băng nhạc Tứ Quý của hai trung tâm này đều có sự hiện diện của Thanh Lan, đủ để thấy sức lan tỏa “dữ dội” của hiện tượng Thanh Lan.
Sau khi tốt nghiệp cử nhân văn chương với tấm bằng loại ưu, có thể sử dụng thông thạo cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp vào năm 1973, Thanh Lan chính thức đi vào con đường ca hát chuyên nghiệp. Cô cùng với nhạc sĩ Phạm Duy và Ngọc Chánh sang Nhật tham dự Đại hội Âm nhạc Quốc tế Yamaha với sự góp mặt của hơn 100 quốc gia. Tại Nhật, Thanh Lan hát Tuổi biết buồn của Phạm Duy, và lọt vào vòng chung kết với hai ca sĩ nổi tiếng thế giới lúc bấy giờ là Anne Marie David (nữ ca sĩ người Pháp) và Demi Roussos (nam ca sĩ người Hy Lạp). Cô được hãng đĩa uy tín của Nhật là Victor mời ở lại Tokyo để thu âm Ai no hio Kesanairde (Đừng phá vỡ ân tình) và Yume o Miruno (Tuổi mộng mơ). Tiếng hát mượt mà, tràn đầy sức sống của Thanh Lan khi ấy được ví là tiếng hát của những người vẫn tìm thấy ở cuộc đời những hy vọng tràn đầy, của những kẻ đương sống ngỡ ngàng nhưng cuồng nhiệt trước ngưỡng cửa tình yêu.
Bén duyên sân khấu kịch
Trong kịch trường, Thanh Lan cũng để lại nhiều tiếng vang. Thời gian còn theo học ở trường Marie Cuirie, cô có tham gia một khóa học của trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn về dân ca và đàn tranh. Cơ duyên đưa đẩu, trong khóa học này, cô gia nhập ban kịch truyền hình Vũ Đức Duy. 18 tuổi, Thanh Lan bén duyên kịch truyền hình với vai diễn đầu tiên trong vở Những người không chịu chết của Vũ Khắc Khoan – một kịch gia lớn của miền Nam thời đó. Vai diễn cô gái tâm thần của Thanh Lan khiến nhiều diễn viên kỳ cựu thời ấy dùng những lời có cánh khen ngợi tài năng diễn xuất của cô diễn viên trẻ. Vở kịch này diễn trên sân khấu của rạp Thống Nhất đường Thống Nhất, Q. 1 (nay là Lê Duẩn) và sân khấu của Viện Đại học Đà Lạt trước khi quay hình phát trên sóng màn ảnh nhỏ. Sau thành công đó, Thanh Lan chuyển sang thử sức với những vai bi, đáng chú ý nhất là vai nữ chính trong vở Mắc lưới của đoàn Linh Sơn, Chuyến tàu mang tên Dục Vọng diễn tại Hội Việt Mỹ Sài Gòn.
Sau năm 1975, Thanh Lan tiếp tục góp mặt trong những vở kịch ngắn của đoàn ca nhạc điện ảnh TP.Hồ Chí Minh, đáng chú ý nhất là vở hài kịch Đội lốt Việt Kiều thu vào băng cassette cùng với Tú Trinh, Nguyên Hạnh, Túy Hoa, danh hài Duy Phương do Vafaco sản xuất. Khi định cư ở nước ngoài, cô cũng được giao thủ nhiều vai chính trong các vở kịch quen thuộc: Lôi vũ, Lồng đèn đỏ, Sân khấu về khuya,… Cô còn tham gia viết 3 vở kịch vui: Công tử Bạc Liêu, Chuyện vui ngày xuân và Look Alike. Với tài năng kịch nghệ của mình, Thanh Lan được các khán giả ở California dành tặng danh hiệu nữ kịch sĩ xuất sắc nhất.
Tuy nhiên, dấu ấn sâu đậm nhất mà Thanh Lan để lại trong lòng khán giả, phải kể đến những vai diễn trong nghệ thuật thứ 7 của cô. (còn tiếp)
Kỳ cuối: Những vai diễn để đời
Với vóc dáng xinh đẹp, cùng tài năng thiên bẩm, Thanh Lan đã bước ra từ những mảng vỡ của cuộc hôn nhân đầu tiên, bung mình vào nghệ thuật rồi tung tẩy tài năng trong mảnh đất ấy. Bằng sự thông minh, mẫn cảm với nghề, Thanh Lan đã gặt hái được một mùa bội thu, đưa tên tuổi cô trở thành hiện tượng “có một không hai” trong vòm trời văn nghệ miền Nam một thời. |
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Đàm Vĩnh Hưng không thể hủy đơn kiện chồng tỷ phú của ca sĩ Bích Tuyền?
- MC Thành Trung sở hữu khối tài sản khủng cỡ nào ở tuổi 41?
- Thương Tín được người nhà đưa lên TP.HCM khám bệnh, nhìn chân của nam nghệ sĩ mà dân tình xót xa
- Dương Triệu Vũ hé lộ 'thế lực' giúp Đàm Vĩnh Hưng giải quyết vụ kiện triệu đô
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?