Cách đây gần 700 năm, nghề khai thác yến sào đã có mặt ở Việt Nam.
Ở Việt Nam có lợi thế, tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi chim yến. (Ảnh minh họa). |
Tổ yến trở thành một đối tượng khai thác để sử dụng như một loại sản phẩm đặc biệt phục vụ yến tiệc thời phong kiến. Đến nay, nghề khai thác yến sào ở Việt Nam không ngừng phát triển, quần thể chim yến và sản lượng yến sào khai thác tự nhiên ngày càng tăng.
Ở Việt Nam, yến sào được khai thác ở các hang đảo vùng biển Quảng Bình, Hội An – Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Côn Đảo – Bà Rịa – Vũng Tàu, Phú Quốc – Kiên Giang. Trong đó, Khánh Hòa là nơi có số lượng quần thể, sản lượng dẫn đầu cả nước. Trong thời gian qua, với sự hình thành luận điểm khoa học mới về sự phát triển quần thể chim yến gắn liền với sự hình thành và phát triển hang đảo yến mới, các bí quyết kỹ thuật nhân đàn, di đàn chim yến đã tạo nên sự phát triển mạnh mẽ vực dậy tiềm năng phát triển các hang đảo yến trên cả nước.
Qua khảo sát chuyên ngành của Công ty Yến sào Khánh Hòa, toàn quốc có khoảng 219 hang yến lớn nhỏ. Trong đó, Khánh Hòa có 154 hang yến, Bình Định có 16 hang, Quảng Nam có 7 hang, Quảng Bình 4 hang, Quảng Ngãi 3 hang, Phú Yên 12 hang, Ninh Thuận 9 hang, Côn Đảo 14 hang. Theo thống kê sơ bộ, sản lượng yến sào đảo yến thiên nhiên ở Việt Nam khoảng 5.000kg/năm. Trong đó, Khánh Hòa là nơi có số lượng quần thể, sản lượng dẫn đầu cả nước và chất lượng được đánh giá hàng đầu thế giới. Năm 2012, sản lượng yến sào đảo yến khai thác của Khánh Hòa khoảng 3.236 kg.
Song điều đáng nói là từ trước đến nay, ở Việt Nam chim yến sinh sống làm tổ tự nhiên trong các hang đảo, nhưng những năm gần đây đã xuất hiện phân loài chim yến nhà sinh sống, làm tổ trong nhà với số lượng quần đàn ngày càng tăng. Hiện nay, phân loài chim yến này phân bổ hầu hết các địa phương trong cả nước, đặc biệt chim yến tập trung với số lượng khá lớn ở các tỉnh duyên hải từ Nam Trung bộ đến Cà Mau. Nghề nuôi yến trong nhà ở Việt Nam đã hình thành và đang phát triển. Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 2.000 ngôi nhà yến, số lượng nhà yến tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Nam Bộ: TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Kiên Giang, Đồng Nai… và rất nhiều công trình đang trong giai đoạn hình thành. Sản lượng yến nuôi trong nhà ngày càng tăng đáng kể. Theo số liệu điều tra thống kê chính thức của Công ty Yến sào Khánh Hòa vào tháng 9/2012 ở Việt Nam có 1.321 nhà yến. Tuy nhiên nghề này đang phát triển một cách tự phát không có định hướng, địa phương chưa có quy hoạch cụ thể nên có thể dẫn tới rủi ro cho người dân và ảnh hưởng đến qui hoạch phát triển đô thị.
Do đó, mới đây Công ty Yến sào đã tổ chức một Hội thảo khoa học phát triển nghề nuôi chim yến tại Việt Nam nhằm đưa ra các giải pháp để phát triển nghề này trước tình hình dịch bệnh và ô nhiễm môi trường, dưới sự tham gia của nhiều nhà khoa học trên cả nước. Theo đó, định hướng phát triển ngành nghề nuôi chim yến của các tỉnh, thành phố cần thực hiện trên cơ sở quy hoạch chặt chẽ, tránh các hiện tượng xây dựng nhà yến theo lối tự phát, không tuân thủ quy hoạch có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của ngành nghề chung và lợi ích của mỗi thành viên. Luận điểm khoa học nêu rõ, giai đoạn 2013 đến 2020 là thời cơ vàng cho sự phát triển hang yến nhân tạo, nhà yến tại Việt Nam. Xác định thời cơ vàng cho ngành nghề nuôi chim yến trong nhà phát triển nhất là các tỉnh Nam bộ. Nắm bắt vận hội mới cho sự phát triển thịnh vượng của đất nước, tạo công ăn việc làm cho nhân dân, tạo giá trị xuất khẩu lớn đem lại nhiều nguồn thu và lợi ích cho đất nước. Xây dựng làng nghề truyền thống nuôi chim yến với đặc trưng nhà yến kết hợp vườn sinh thái tại các vùng duyên hải miền Trung và đồng bằng Nam bộ tạo nên những khu tham quan du lịch mang bản sắc văn hóa Á Đông. Đây là chương trình phát triển kinh tế kết hợp phát triển du lịch có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái và tạo nhiều việc làm cho nhân dân….
Qua khảo sát chuyên ngành về điều kiện tự nhiên, môi trường cho thấy ở Việt Nam có lợi thế, tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi chim yến. Theo báo cáo đánh giá của Công ty Yến sào Khánh Hòa, tiềm năng phát triển nghề nuôi chim yến ở các tỉnh Nam Trung bộ và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn bởi vì điều kiện tự nhiên ở đây rất thuận lợi, hội đủ các yếu tố cho chim yến phát triển và năng suất nhà yến đạt hiệu quả cao.
Theo Ths. Lê Hữu Hoàng – Tổng giám đốc Công ty Yến sào Khánh Hòa, để phát triển ngành này cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học phát triển ngành nghề nuôi chim yến. Chú trọng nghiên cứu đặc điểm sinh thái học làm nền tảng cơ bản cho sự phát triển nhân đàn yến. Chuyển giao công nghệ, bí quyết kỹ thuật nuôi chim yến cho nông dân. Thực hiện các khóa huấn luyện, đào tạo, kinh nghiệm nuôi cho người dân. Đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm yến sào Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng thương hiệu mạnh quốc gia “Yến sào Việt Nam” có vị thế thương trường quốc tế.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- 7 ngày nữa nếu muốn xuất nhập cảnh, công dân bắt buộc phải thực hiện quy định mới này
- Có 1 người kiếm tiền nhiều hơn cả Elon Musk nhưng không lọt top 10 người giàu nhất thế giới, là ai?
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Đàn ông sở hữu 4 đặc điểm này trên mặt, 'cầm chắc số' giàu sang phú quý
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?