Trong một động thái hiếm hoi, Nga đã lên tiếng bày tỏ ''quan ngại'' về chương trình hạt nhân của Iran khi các Bộ trưởng Ngoại giao EU chuẩn bị nhóm họp để quyết định có áp đặt lệnh cấm vận dầu khí đối với Tehran hay không.
|
Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad thăm nhà máy làm giàu uranium Natanz, phía nam Tehran năm 2008.
Kremlin - vốn phản đối các nỗ lực của phương Tây nhằm thắt chặt lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc - chỉ trích việc Iran bắt đầu làm giàu uranium cấp độ 20% bên trong nhà máy bí mật ở Fordo, gần thành phố Qom, nằm sâu dưới lòng núi và có khả năng tránh được các cuộc tấn công quân sự.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga cho biết Mátxcơva "lấy làm tiếc và lo ngại khi nhận được thông tin Iran bắt đầu làm giàu uranium".
Iran chỉ thông báo về cơ sở hạt nhân Fordo với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA sau khi bị tình báo phương Tây phát hiện. Bản thân Nga cũng không biết gì về việc này - một động thái làm sứt mẻ mối quan hệ giữa Mátxcơva và Tehran.
Cuối tháng này, EU sẽ nhóm họp để quyết định có áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Iran hay không. Dự kiến, tất cả các nước thành viên sẽ đồng ý với lệnh cấm vận này, tuy nhiên vấn đề thảo luận duy nhất sẽ là làm thế nào để áp đặt các biện pháp nói trên.
Tổng cộng EU mua khoảng 450.000 thùng dầu của Iran mỗi ngày, trong đó chủ yếu là Hy Lạp, Italia và Tây Ban Nha. Các chuyên gia cho biết, nhiều khả năng lệnh cấm vận sẽ được trì hoãn trong vài tháng để EU tìm kiếm nguồn cung thay thế và để các nhà máy lọc dầu thích ứng với dầu thô từ những nguồn khác.
Chính khoảng thời gian này sẽ cho Iran một cơ hội để quay trở lại bàn đàm phán. Nếu Tehran từ chối, lệnh cấm vận dầu của EU sẽ có hiệu lực và các cường quốc phương Tây sẽ thuận lợi hơn để thuyết phục Nga, Trung Quốc nhất trí với lệnh trừng phạt mới của Liên Hợp Quốc.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner hôm qua đã bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Quốc. Một trong những mục đích của chuyến thăm là thuyết phục Bắc Kinh gây sức ép nhiều hơn với kinh tế Iran. Tuy nhiên, tờ Global Times của Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh đã nói rõ quan điểm phản đối mọi lệnh trừng phạt mới đối với Tehran.
"Bất chấp áp lực từ Mỹ và các nước Châu Âu, Trung Quốc sẽ tiếp tục giao thương với Iran". Tờ báo bổ sung: "Nếu các công ty Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt vì buôn bán hợp pháp với Iran, Bắc Kinh sẽ có biện pháp đối phó".
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?