Hôm nay, các đại sứ của Mỹ và Triều Tiên mở lại cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, tìm cách thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân, đổi lấy viện trợ cần thiết.
|
Glyn Davies mong chờ tín hiệu khả quan từ chính quyền của Kim Jong-un
Các quốc gia đang đứng trước thỏa thuận để Washington cung cấp thực phẩm, nếu Bình Nhưỡng chấm dứt chương trình làm giàu uranium của mình, khi đàm phán được mở lại sau khi cố chủ tịch Kim Jong-il qua đời cuối năm ngoái.
“Hôm nay theo cách nói của chúng tôi, là ‘Ngày thi đấu’. Chúng tôi sẽ có cơ hội gặp gỡ với Thứ trưởng ngoại giao Kim Kye Gwan và phái đoàn của ông”, phái viên Mỹ Glyn Davies cho biết trước khi bắt đầu cuộc đàm phán với phái đoàn Triều Tiên tại Đại sứ quán nước này ở Bắc Kinh.
Hai bên cũng có cuộc họp khác vào buổi chiều tại Đại sứ quán Mỹ.
Davies cho biết, có tín hiệu khả quan khi phía Triều Tiên đồng ý tham gia đàm phán, không lâu sau khi cố chủ tịch Kim Jong-il qua đời và chuyển giao quyền lực cho con trai út của ông Kim Jong Un.
Trọng tâm của cuộc gặp là việc liệu Triều Tiên có sẵn sàng thực hiện các điều khoản trong tuyên bố chung hồi tháng 9 năm 2005 hay không, trong đó có cam kết của Triều Tiên là từ bỏ chương trình hạt nhân để đổi lấy viện trợ.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mark Toner tại Washington cho biết, Mỹ giữ thái độ “lạc quan thận trọng” về cuộc đàm phán này.
Toner cho hay, mức hỗ trợ lương thực sẽ được thảo luận trong các cuộc đàm phán, nhưng Mỹ có một số lo ngại mong muốn Triều Tiên giải quyết. Ông không nói cụ thể những lo lắng này là gì, hưng các nhà phân tích cho hay, Triều Tiên phải đồng ý để Liên Hiệp Quốc giám sát sự chấm dứt chương trình làm giàu uranium của nước này.
Trong khi các phái viên bắt đầu cuộc đàm phán, thì các phương tiện truyền thông quốc gia của Triều Tiên lại chỉ trích Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân được tổ chức tại Seoul vào tháng sau, dự kiến sẽ thu hút nhiều lãnh đạo cao cấp của các nước, bao gồm cả Tổng thống Obama.
“Thật không lô-gic khi thảo luận an ninh hạt nhân tại Hàn Quốc, một cơ sở hạt nhân của Mỹ”, Thông tấn xã trung ương Triều Tiên bình luận.
Triều Tiên cũng lên án các cuộc tập trận chung của Mỹ và Hàn Quốc, mà các bài bình luận gọi đó là “diễn tập cho cuộc chiến tranh hạt nhân chống lại Triều Tiên”.
Trước đó, hôm 21/02, dù phái đoàn tín đồ Phật giáo của Hàn Quốc đã đến Kaesong để giao lưu với phía Triều Tiên, song Triều Tiên đã từ chối cuộc gặp này, nhằm phản đối việc diễn tập quân sự của Hàn Quốc.
Trong khi đó, Seoul và Washington nói rằng, các cuộc tập trận hàng năm chỉ mang tính chất phòng thủ.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?