Một nhà khảo cổ học nhìn thấy mảnh vỡ MH370 ngoài khơi Việt Nam
Thứ sáu, 02/05/2014 14:34

Ông Akers tuyên bố đã xác định được một phần vật thể mà ông tin rằng là phần đuôi máy bay MH370, nằm ở ngoài khơi Việt Nam.

Phần mũi tên là cửa sổ của MH370?

Phần mũi tên là cửa sổ của MH370?

Một chuyên gia khảo cổ đại dương người Anh tuyên bố đã phát hiện xác máy bay MH370 mất tích của hãng hàng không Malaysia ngoài khơi Việt Nam, tờ Daily Mail (Anh) đưa tin hôm 1/5.

Tim Akers, 56 tuổi, từng nghiên cứu vùng biển ngoài khơi cảng Perth (Úc) trong nhiều năm để tìm xác tàu chiến HMAS Sydney của Hải quân Úc bị chìm trong thời Thế chiến thứ 2.

Ông Akers tuyên bố đã xác định được một phần vật thể mà ông tin rằng là phần đuôi máy bay MH370, nằm ở ngoài khơi Việt Nam.

Phát hiện của chuyên gia khảo cổ này làm củng cố thêm cho tuyên bố thấy xác chiếc máy bay Malaysia tại vịnh Thái Lan của cựu phi công Mỹ Michael Hoebel đưa ra hồi tuần này, theo Daily Mail.

Ông Akers, một nhà nghiên cứu độc lập cộng tác với Bảo tàng Hàng hải Quốc gia Anh, cho biết đã xác định được phần đuôi máy bay ở gần địa điểm mà một chuyên gia dầu khí từng báo với chính phủ Việt Nam rằng ông này nhìn thấy một chiếc máy bay bốc cháy trên bầu trời.

Vào hôm 12/3, Michael Jerome McKay, chuyên gia người New Zealand đang làm việc tại một mỏ dầu cách Vũng Tàu 300 km, cho biết ông đã nhìn thấy "máy bay mất tích của hãng Malaysia Airlines bốc cháy và rơi xuống nước", trong email gửi cơ quan chức năng Việt Nam và Malaysia.

tim-kiem-may-bay-mat-tich-1

Chuyên gia khảo cổ đại dương Tim Akers (bên trên) và hình ảnh một vật thể đang trôi gần một dàn khoan ngoài khơi Việt Nam ở biển Đông mà ông cho rằng đây là mảnh vỡ MH370

Chuyên gia Akers nhận định rằng việc chiếc Boeing 777 chở theo 239 hành khách và phi hành đoàn rơi ở biển Đông hợp lý hơn ở vùng biển phía nam Ấn Độ Dương.

Chuyên gia khảo cổ đại dương người Anh cũng trưng ra hình ảnh sao chép lại từ ảnh vệ tinh mà ông cho là phần “đuôi”, “cánh” và những mảnh vỡ khác của chiếc máy bay.

Ông cho biết đối với khu vực phía nam Ấn Độ Dương, lực lượng tìm kiếm cần phải xem xét lại, xác định xem liệu có vật liệu nào khác có thể giống với mảnh vỡ máy bay không.

“Vật liệu duy nhất có thể đưa ra tín hiệu ngẫu nhiên, dai dẳng và có nhiều màu sắc là các mảnh vỡ trong thảm họa động đất, sóng thần ở Ấn Độ Dương hồi năm 2004, hiện vẫn còn nằm trong hải lưu của vùng biển này”, chuyên gia này lập luận. 

“Vụ động đất ở Nhật cũng có cùng cường độ và mảnh vỡ phát sinh từ vụ này vẫn đang trôi nổi trên khắp Thái Bình Dương. Những mảnh vỡ này cũng sẽ xuất hiện trên màn hình radar rà soát mặt biển”, theo ông Akers.

Ông nói: “Việc cho đến nay vẫn không phát hiện được mảnh vỡ nào từ chiếc máy bay mất tích trên biển hay trên đất liền hoặc bờ biển Úc là một lý do chính đáng để nghi ngờ giả thuyết chiếc máy bay đã bay đến đây”.

Akers còn nói thêm, ông tin rằng đã có nhân chứng nhìn thấy máy bay rơi, cũng như mảnh vỡ và vết dầu loang của chiếc máy bay tại biển Đông.

“Khó có thể nghi ngờ đó là thứ gì khác vì bộ phận máy bay rất khác biệt”, Daily Mail dẫn lời ông Akers cho hay.

“Tôi đã xem báo cáo của chuyên gia dầu khí về chiếc máy bay rơi tại đây và những hình ảnh vệ tinh của NASA, tôi thấy lạ khi chính phủ Malaysia lại hủy việc tìm kiếm tại khu vực này. Theo lẽ thường, họ nên xác minh các thông tin này, dùng máy bay tầm thấp và tàu chiến, nhưng có vẻ họ đã quyết định không làm vậy. Điều này thật lạ lùng. May mắn là vùng biển ở đó nông vì nó nằm trên thềm lục địa và sẽ có rất nhiều mảnh vỡ ngay dưới đáy biển”, ông Akers nói.

tim-kiem-may-bay-mat-tich-2

Vị trí mà chuyên gia khảo cổ đại dương Akers cho rằng là nơi MH370 bị rơi nằm cách khu vực tìm kiếm hiện tại của đội tìm kiếm quốc tế ở Úc đến hàng ngàn km

Được biết, ông Akers đã tìm kiếm tung tích chiếc máy bay Malaysia mất tích thông qua nghiên cứu ảnh vệ tinh chụp từ vệ tinh Landsat 7 của NASA và hình ảnh Google Earth.

Hồi tháng 8/2006, ông Akers đã thông báo với truyền thông địa phương tại thị trấn Wetherby thuộc vùng Bắc Yorkshire rằng ông đã tìm thấy xác tàu chiến HMAS Sydney của Hải quân Hoàng gia Úc, vốn đã được chính phủ các nước tìm kiếm trong ròng rã 60 năm qua.

Phát hiện của chuyên gia này sau đó đã được chứng thực vào tháng 3/2008, khi nhà khoa học hàng hải Mỹ David Mearns phát hiện ra xác tàu chiến này ngoài khơi Úc, gần nơi ông Akers tuyên bố trước đó.

Ông Akers cho biết đang sử dụng một phương pháp kết hợp giữa hình ảnh từ nhiều phần khác nhau của quang phổ ánh sáng.

Bằng phần mềm do chính ông phát triển, chuyên gia người Anh này khẳng định ông có thể tìm kiếm tại độ sâu khoảng 23 m dưới lòng đất và 3 km dưới đáy biển.

Thanhnien.com.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai

Tag: May bay malaysia mat tich , may bay mat tich , chuyen bay MH370 , may bay MH370 , bao cao ve MH370 , may bay mat tich MH370 , tin , bao , thu tuong Malaysia , manh vo MH370