Ngày 9/3, Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS) thông báo, hai kẻ săn trộm thú rừng, trong đó có một người Việt Nam và một người Thái Lan đã bị Tòa án Thái Lan kết án lần lượt là 4 và 5 năm tù.
|
Hai kẻ săn trộm bị bắt giữ tại một khách sạn nhỏ trong ngôi làng sau trận đọ súng trong rừng
Bằng chứng trong chiếc điện thoại di động đã giúp vạch trần hành vi của hai kẻ săn trộm này.
Trong khoảng thời gian từ tháng 1/2010 đến tháng 6/2011, đã có 11 con hổ bị giết trong các khu rừng của Thái Lan. Chính quyền Thái Lan với sự hỗ trợ của WCS đã tăng cường và huấn luyện 40 cán bộ kiểm lâm thêm vào lực lượng 280 kiểm lâm để rà soát khu vực rừng rộng khoảng 4.000 km.
Trong vòng một năm, các đội tuần tra đã phá huỷ nhiều mồi thịt tẩm thuốc độc trước khi thú rừng ăn phải. Có lần những những kẻ săn trộm còn giết voi và tẩm độc vào voi để bẫy hổ. Cuối cùng sau nhiều lần đụng độ và được sự hỗ trợ của người dân địa phương, hai kẻ săn trộm đã bị bắt với nhiều tang chứng trong đó chính chiếc điện thoại di động của chúng đã cung cấp một bằng chứng cực kỳ thuyết phục góp phần dẫn tới án tù.
Các bức ảnh trong điện thoại cho thấy hai kẻ đi săn ngồi trên xác một con hổ, tay cầm súng. Mặc dù chúng cãi rằng con hổ đó bị chúng giết tại khu rừng của Myanmar gần đó, nhưng bẫy ảnh tự động đặt trong khu bảo tồn của Thái Lan đã chụp được chính con hổ đó khi còn sống. Các vạch đen trên da hổ giống như dấu vân tay người, ở mỗi con hổ là khác nhau nên có thể được dùng để nhận dạng từng cá thể.
Con hổ đực lớn này được gọi là HKT-146 và hình ảnh này trùng với ảnh chú hộ bị giết chết trong điện thoại của kẻ săn trộm.
Án tù dành cho kẻ săn trộm người Thái là 5 năm tù và cho kẻ săn trộm người Việt Nam là 4 năm tù. Thái Lan hi vọng những án tù vì tội săn bắn trái phép động vật hoang dã này sẽ có tác dụng răn đe với những kẻ săn trộm khác.
Ngày càng có nhiều người Việt Nam bị bắt và xử tù vì tội săn bắn và buôn bán động vật hoang dã trái phép tại nhiều nước. Đặc biệt từ năm 2008 đến nay, năm nào cũng có các vụ bắt giữ và xử phạt hoặc tù đối với công dân Việt Nam phạm tội liên quan đến động vật hoang dã ở Nam Phi. Tiêu biểu là các vụ Nguyễn Phi Hùng và Chu Đức Mạnh, bị xử 8 và 12 năm tù vì buôn lậu sừng tê giác và bị bắt ở sân bay Johannesburg, Nam Phi năm 2011.
TS. Scott Roberton, Giám đốc chương trình Việt Nam của WCS cho biết, điều đó cũng khớp với các số liệu điều tra của WCS cho thấy Việt Nam đang trở thành thị trường và điểm trung chuyển lớn trong các đường dây buôn bán động vật hoang dã quốc tế.
TS. Scott Roberton cho rằng: “Việc này không những đẩy nhanh các loài thú hoang dã nhanh chóng đến chỗ tuyệt chủng, mà còn tạo ra một tiếng xấu không đáng có cho người Việt Nam. Tôi xin chúc mừng Thái Lan, và hi vọng rằng Việt Nam cũng sẽ đưa ra nhiều án phạt nghiêm khắc cho loại hình tội phạm liên quan đến động vật hoang dã để gửi đến thế giới một thông điệp rằng người Việt Nam không dung tha tội phạm và quyết tâm bảo vệ nguồn động vật hoang dã còn lại của đất nước cũng như của thế giới”.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?