Năm qua, táo Mỹ nhập khẩu dính “scandal” nhiễm khuẩn khiến 3 người tử vong phải thu hồi toàn cầu, nhiều loại trái cây cao cấp nhập khẩu từ Úc cũng phải tạm dừng nhập về Việt Nam vì có dịch ruồi giấm....
Một năm nhìn lại những scandal hoa quả cao cấp |
Trong khi đó, nhiều loại hoa quả Việt ngon, bổ, rẻ đã bị nhầm là hoa quả Trung Quốc khiến người tiêu dùng không dám hoặc lưỡng lự rất nhiều trước khi mua.
Đời sống ngày càng nâng cao, mức sống của người dân tăng lên khiến các loại thực phẩm sạch, thực phẩm cao cấp, trong đó có trái cây cao cấp nhập khẩu như táo, lê, nho, cherry, kiwi…nhập khẩu từ Mỹ, Úc, New Zealand… ngày càng được ưa chuộng. Trong khi đó, người tiêu dùng cũng trở nên cảnh giác hơn với các loại trái cây có nguồn gốc từ Trung Quốc do lo ngại về chất lượng. Cũng chính vì tâm lý cảnh giác này nên nhiều khi những loại hoa quả có nguồn gốc Việt lại bị nhầm lẫn là hoa quả Trung Quốc chỉ vì quá ngon, quá bổ và quá rẻ.
Táo Mỹ nhiễm khuẩn khiến 3 người tử vong phải thu hồi trên toàn cầu
Ngày 21/1/2015, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế nhận được cảnh báo về việc thu hồi quốc tế đối với loại hoa quả nhập khẩu là táo và các sản phẩm táo caramel chế biến và đóng gói sẵn nhập khẩu từ Hoa Kỳ do nhiễm vi khuẩn Listeria monocytogenes, khiến 3 người tử vong.
Vi khuẩn Listeria monocytogenes, đây là một loại vi khuẩn ưa lạnh, tồn tại và phát triển trong điều kiện thấp từ khoảng 0 độ C – 10 độ C (giống như ngăn mát tủ lạnh), nhạy cảm với đối tượng người tiêu dùng là phụ nữ có thai, người già, trẻ em và những đối tượng có hệ miễn dịch yếu... Với người khỏe mạnh, khả năng gây bệnh thấp. Ở môi trường nhiệt độ cao vi khuẩn này không thể tồn tại, sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt.
Theo báo cáo từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (US CDC), tính tới ngày 9/1/2015, đã có 32 người bị nhiễm Listeria monocytogenes trong vụ này, được ghi nhận trên 11 bang. Trong số những người bị nhiễm, có 31 ca phải nhập viện và ít nhất 3 người đã tử vong, 10 ca trong số đó đang mang thai và 01 ca bị sảy thai. 25/28 người mắc được phỏng vấn có ăn sản phẩm táo caramel chế biến và đóng gói sẵn.
Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho hay, sản phẩm bị thu hồi đã được xuất khẩu sang Việt Nam và một số quốc gia: Canada, Hong Kong (Trung Quốc), Ấn Độ, Inđônêsia, Malaysia, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan, các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.
Ngay sau khi nhận được cảnh báo, các cơ quan chức năng của phía Việt Nam như Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) đã nhanh chóng rà soát, kiểm tra tất cả các loại táo nhập khẩu nói chung và táo nhập khẩu từ Mỹ xem có lô hàng nào nhập khẩu từ công ty bị cảnh báo không.
Táo Mỹ ngày càng được ưa chuộng trên thị trường Việt Nam vì giá phải chăng và chủng loại phong phú. Ảnh: Bảo Anh
Ngay khi có kết quả rà soát, ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT khẳng định: “Việt Nam chưa cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho lô hàng táo nào được nhập khẩu từ Công ty Bidart ở Bakerfield, California, là công ty bị phía Mỹ cảnh báo có lô hàng táo bị nhiễm khuẩn”. Còn đối với sản phẩm táo caramel, là một sản phẩm “lai” giữa táo và caramel bằng cách phủ caramel lên táo tươi thì hiện Việt Nam chưa nhập khẩu.
Các sản phẩm táo Mỹ nhập khẩu ngày càng được ưa chuộng trên thị trường Việt Nam, Mỹ hiện là thị phần nhập khẩu táo lớn nhất của Việt Nam. Trong năm 2014 vừa qua, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng hơn 15.000 tấn táo từ Mỹ. Chỉ tính riêng tháng 1/2015, nhập khoảng hơn 1.000 tấn thông qua các cửa khẩu chính là Cảng TP. HCM, Cảng Hải Phòng, sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất. 90% táo nhập khẩu từ Mỹ về Việt Nam là từ bang Wasinhton D.C.
Tại các siêu thị và cửa hàng hoa quả nhập khẩu, táo Gala Oregon Mỹ size 88 có giá 95.000 đồng/kg. Táo Gala Mỹ size 88 và 100 giá 79.000 đồng/kg. Táo xanh vị ngọt Mỹ size 88 có giá 126.000 đồng/kg. Táo đỏ Mỹ size 100 giá 69.000 đồng/kg. Táo Fuji Mỹ size 56 giá 96.000 đồng/kg, size 72 có giá là 86.000 đồng/kg.
Ngừng nhập toàn bộ trái cây từ Úc do dịch ruồi giấm
Từ ngày 1/1/2015, Việt Nam đã tạm dừng nhập khẩu trái cây từ Australia. Nguyên nhân khiến Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ NN&PTNT đưa ra quyết định trên do dịch ruồi giấm Địa Trung Hải đang bùng phát tại đây, nếu tiếp tục nhập khẩu trái cây từ nước này thì khả năng ảnh hưởng đến trồng trọt trong nước là rất lớn.
Theo các nhà chuyên môn, ruồi giấm Địa Trung Hải không có ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng nhưng là đối tượng dịch hại nguy hiểm, các nước trên thế giới đều kiểm soát nghiêm ngặt loại dịch bệnh này đối với cây trồng.
Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho hay, hai loại trái cây chính mà Việt Nam nhập khẩu từ Australia là nho và cherry, ngoài ra còn khoảng 36 loại trái cây khác cũng được quyết định tạm dừng nhập từ nước này kể từ ngày 1/1/2015.
Hiện Australia là nước lớn thứ 5 cung cấp trái cây cho Việt Nam sau Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ và Myanmar. Theo số liệu từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu dùng trái cây cao cấp tăng mạnh nên lượng trái cây nhập khẩu từ các nước châu Âu, châu Mỹ và Australia tăng khá mạnh. 10 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu trên 2.000 tấn trái cây từ Australia, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm 2013.
Nếu tính về tỷ trọng thì trái cây nhập khẩu từ Australia chiếm khoảng 10% - 15% tổng lượng trái cây nhập khẩu của Việt Nam.
Quýt, lê, táo Trung Quốc nhiễm thuốc trừ sâu
Vào thời điểm khoảng tháng 6/2014, kết quả kiểm tra của Chi cục Bảo vệ Thực vật TP.HCM cho thấy có tới 30% mẫu trái cây Trung Quốc được kiểm tra trên địa bàn bị nhiễm thuốc trừ sâu, trong đó chủ yếu là quýt, lê và táo.
Theo các chuyên gia, thời gian thuốc trừ sâu tồn tại trong các loại trái cây khoảng 5 – 7 ngày, các loại trái cây được nhập khẩu từ Trung Quốc đã trải qua thời gian khá dài vận chuyển từ Trung Quốc, qua biên giới về các tỉnh phía Nam mà kiểm tra vẫn còn dư lượng thuốc trừ sâu chứng tỏ các loại trái cây này đã bị phun, xịt khá nhiều thuốc bảo vệ thực vật.
Cam và nhiều loại hoa quả Việt bị nhầm là của Trung Quốc
Năm qua ghi nhận sự phong phú về sản lượng, giá cả của thị trường các loại hoa quả bao gồm cả trong nước và nhập khẩu. Nhiều loại hoa quả nhập khẩu như táo, nho, lê…giá rẻ đi bất ngờ, phù hợp với túi tiền của nhiều người tiêu dùng hơn. Nhiều loại táo nhập khẩu trước đây giá trên mức 100.000 đồng/kg thì năm vừa qua giá đã giảm xuống mức phổ biến khoảng 69.000 đồng/kg – 79.000 đồng/kg. Tương tự, nhiều loại nho nhập khẩu giá cũng “mềm” hơn, nhiều đối tượng có khả năng tiêu dùng hơn.
Cũng trong năm qua, thị trường hoa quả có nguồn gốc xuất xứ trong nước ghi nhận nhiều loại quả được mùa, đáp ứng được cả 3 tiêu chí “ngon, bổ, rẻ”. Tuy nhiên, cũng chính vì quá rẻ, quá nhiều do được mùa, sản lượng tăng nên nhiều loại quả như cam, quýt Ôn Châu, quýt hồng…lại bị người tiêu dùng cảnh giác nghi ngờ là hoa quả Trung Quốc.
Một trong những loại cam Việt bị nhầm thành cam Trung Quốc trong năm qua là cam sành Hàm Yên. Huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) có tới hơn 10 xã trồng cam tập trung ở các xã Phù Lưu, Minh Dân, Minh Khương, Yên Thuận, Tân Thành, Yên Lâm và thị trấn Tân Yên. Khoảng từ tháng tháng 10 đến hết tháng 12 là thời điểm cam Hàm Yên cho thu hoạch rộ, mỗi ngày xuất bán đi Hà Nội và các tỉnh khác tới hàng chục tấn. Cam Hàm Yên năm nay được mùa, sản lượng rất cao.
Quýt Ôn Châu Hòa Bình từng bị nghi ngờ là cam Trung Quốc.
Giá các thương lái mua buôn tại vườn từ khoảng 8.000 đồng/kg - 10.000 đồng/kg nên thường mức giá bán lẻ tới tay người tiêu dùng Hà Nội khoảng 15.000 đồng/kg. Có thời điểm cam thu hoạch rộ, giá tới tay người tiêu dùng tại Hà Nội chỉ 12.000 đồng/kg.
Ông Trình Ngọc Huynh, Phó Chủ tịch Hội cam sành Hàm Yên cho hay, chỉ Việt Nam mới có cam sành, Trung Quốc không có nên người tiêu dùng có thể yên tâm hoàn toàn khi sử dụng.
Trước thời điểm cam Hàm Yên cho thu hoạch rộ và bị nghi ngờ là cam Trung Quốc, có một loại quýt khác cũng của Việt Nam nhưng bị người tiêu dùng Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc e dè cũng vì lý do giá quá rẻ. Đó là quýt Ôn Châu có nguồn gốc từ Nhật Bản, được trồng tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Quýt Ôn Châu vỏ mỏng, màu xanh, khi bán tại chợ quả thường có cả cuống, lá đầy đủ, nhiều khi còn nguyên cả cành 5 – 7 quả. Ruột quả màu vàng, không có hạt, khi ăn vị hơi rôn rốt chua. Trên thị trường, quýt Ôn Châu được bán nhiều nhiều khoảng 2 – 3 năm trở lại đây, thời điểm cho thu hoạch rộ xung quanh khoảng thời gian tháng 10 hàng năm. Giá tới tay người tiêu dùng cũng rất rẻ, chỉ từ 12.000 đồng/kg – 15.000 đồng/kg.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%