Chỉ có vỏn vẹn chưa đầy 1 ngày lưu lại Bạc Liêu, chúng tôi cảm thấy thật may mắn khi vẫn kịp chiêm ngưỡng công trình kiến trúc tuyệt đẹp của Khmer - chùa Xiêm Cán.
|
Tôi và hai người bạn dừng chân ở Bạc Liêu trong một ngày nắng khá nóng, chúng tôi quyết định thuê xe máy đi "bụi" để tiện thăm thú những địa danh nổi tiếng nơi đây. Đáng tiếc rằng trong thời điểm này, ngôi nhà của công tử Bạc Liêu, nay cũng là khách sạn đang trong quá trình tu sửa, vì vậy chúng tôi không có dịp chiêm ngưỡng nội thất hay các căn phòng ở đây. Chuyến đi thăm biển Bạc Liêu cũng không thu được thành quả gì khi bờ biển ở đây đang được kè, chỉ có các quán hải sản vẫy tay mời gọi. Trên đường về, chúng tôi quyết định rẽ vào khu Du lịch sinh thái trồng nhãn, và phát hiện rằng đây cũng chính là đường tới một điểm đến đã nằm sẵn trên lịch trình: chùa Xiêm Cán.
Sau quãng đường khoảng 7km dưới những hàng cây, chiêm ngưỡng những vườn cây nhãn rộng và xum xuê, đập vào mắt chúng tôi là một kiến trúc chùa của Khmer tuyệt đẹp và hùng vĩ, nổi bật hẳn trên bầu trời xanh đầy nắng. Ghé chùa vào buổi trưa nên không gian ở đây thật yên tĩnh và thanh bình, khiến tâm hồn tôi thư thái và thả sức ngắm nhìn những công trình công phu ở đây.
Ngôi chùa thu hút sự chú ý ngay từ cổng vào rất to, với tường bao quanh có nhiều hình ảnh về văn hóa, lịch sử của người Khmer (vì sơ xuất nên lúc đó tôi không kịp chụp hình cổng vào, nên xin phép "mượn tạm" hai tấm hình tìm được trên mạng để minh họa cho lời mình nói)
Đường từ cổng vào nằm dưới hai hàng cây cao vút
Chùa được xây dựng hồi thế kỷ 19 với kiến trúc độc đáo trên một khuôn viên rộng tới 50.000 mét vuông
Chùa mang kiến trúc Angkor của người Campuchia, thể hiện ở những họa tiết nơi mái vòm, tường, các hàng cột và cầu thang.
Gian chính điện nằm ngay trung tâm của khuôn viên, trên nền cao 1,5m, nhiều bậc cấp và có hành lang bao quanh.
Trên mái vòm và cầu thang chùa đều chạm trổ họa tiết có hình rắn vì họ quan niệm rằng tấm lòng từ bi hỷ xả của Đức Phật đã thuần hóa được loài vật nguy hiểm này.
Với hai màu chủ đạo là đỏ và vàng, kiến trúc ở đây lúc nào cũng rực rỡ dưới nắng, dường như không chịu sự chi phối của thời gian
Tượng Phật nằm là nơi được nhiều người dân hương khói
Cột trụ biểu là hình tượng của con rắn 5 đầu, dùng để thắp nến vào những ngày lễ.
Tháp chuông cổ, trên tầng 2 là nơi thờ xá lị
Nơi đây cũng có những sala là nơi sư sãi nghỉ ngơi
Ngôi chùa này không ngừng được người dân xây dựng ngày một to đẹp hơn để thể hiện lòng tôn kính với nền văn hóa của dân tộc mình
Ngay cả miếng giẻ cũng đầy màu sắc sinh động
Hoa văn chạm khắc đều mang đậm phong cách của người Khmer
Bên trong điện thờ trưng bày nhiều bức vẽ về quá trình khổ luyện của Đức Phật, có thể coi là tư liệu quý báu cho những người theo đạo Phật
Khu mộ tháp yên bình dưới bóng cây
Cổng sau của chùa
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?