Với thu nhập hiện tại và ngày càng nhiều các khoản phí phải đóng, người nghèo hầu như không có tích lũy, còn người giàu sẽ vẫn có tích lũy và đầu tư sinh lợi, nghĩa là đã giàu càng giàu hơn.
|
Giả sử thu nhập của tôi là 20 triệu/tháng. Tôi năm nay 24 tuổi, mọi thứ mới chỉ bắt đầu, chưa có nhà riêng, chưa có ô tô, chưa có vợ. Nếu tôi không sống phụ thuộc vào bố mẹ. Nếu cuộc sống của tôi đơn giản chỉ để “sống” chứ chưa hưởng thụ thì:
Một bữa ăn tôi hết 25 ngàn (gồm tiền ăn, tiền nước), ngày 2 bữa là 50 ngàn, đó là chưa kể trà đá, lê la với bạn bè. -> 1 tháng 1,5 triệu đồng.
Vì tôi chưa có ôtô nên tôi chọn di chuyển bằng xe máy (vì xe buýt đi ở Việt Nam chán lắm). Tôi sẽ chọn công việc đi làm trong phạm vi khoảng 10km tính từ chỗ tôi sống. Cuộc sống tẻ nhạt của tôi (hàng ngày đi làm rồi đi về) - 20km. 5 ngày đi hết 100km = 3 lít xăng = 70 nghìn -> 1 tháng 420.000 đồng.
Tôi cũng cần mua quần áo mới chứ, cứ 2 tháng tôi mua một cái áo và một cái quần, mỗi chiếc tầm 200 - 300.000 đồng. Mỗi tháng chi phí là 250.000 đồng cho việc mua sắm đồ và 2 tháng tôi mới mua một lần.
Tôi cũng cần mua bột giặt nữa chứ, dầu gội đầu, xà phòng, kem đánh răng, hao mòn bàn chải, dao cạo râu, giấy vệ sinh, keo vuốt tóc... 1 tháng trung bình hết 100.000 đồng nghe có vẻ hợp lý.
Vì tôi chưa có nhà, nên tôi phải đi thuê nhà, phòng trọ cho sinh viên rẻ lắm, nhưng tôi đâu có thuê được vì tôi không phải sinh viên. Nhưng giả sử tôi cứ thuê được đi, 1 triệu đồng/tháng, chưa kể tiền điện nước trả riêng.
Tôi cũng cần có Internet để phục vụ cho công việc. Internet bây giờ thì đắt, gói cước thường cũng phải tầm 250.000 đồng/tháng chưa kể thiết bị lắp đặt. Nhưng không sao, tôi dùng gói cước 40.000 đồng cũng được.
Tiền điện thoại 1 tháng: 50.000 đồng. Sắp tới đóng phí lưu hành xe máy 500.000 đồng/năm -> khoảng 40.000 đồng/tháng nữa nè.
Vậy là, 1 tháng tôi đã tiêu hết 3.400.000 đồng. Đối với tôi, tôi biết như vậy là còn đầy đủ hơn bao người khác, nhưng tôi cũng biết còn kém xa nhiều người.
Ảnh minh họa
Tổng kết: Tôi còn dư ra 16,6 triệu đồng tiền tiết kiệm.
Tôi làm bài toán gửi ngân hàng với lãi suất 1,2 %/ tháng. Lãi cộng dồn theo tháng.
Sau 1 năm tiền tích lũy của tôi trong ngân hàng là 229.564.000 đồng.
Sau 5 năm tiền tích lũy của tôi trong ngân hàng là 1.621.074.000 đồng.
Hỡi ôi, đến năm tôi 29 tuổi, tôi vẫn phải đi thuê nhà, tôi vẫn không dại gì mua ôtô.
Sau 10 năm, tôi tính ra tôi tích lũy được gần 5 tỷ đồng, có lẽ đủ tiền mua chung cư trong nội thành và ôtô (vào thời điểm hiện tại). Liệu 10 năm nữa, 5 tỷ đồng của tôi đáng giá bao nhiêu, có đủ cho tôi đáp ứng các nhu cầu đó không với con số lạm phát phi mã hiện nay, cứ 12%/năm.
Tôi đã tính trong 10 năm, 100 đồng hiện tại tương đương 277 đồng trong 10 năm sau. Mất giá gần gấp 3 lần… (mà 12%/năm tức là chỉ có 1%/tháng).
Chưa kể, phí lưu hành, phí cầu đường, thuế nhập khẩu, mỗi năm tôi mất từ 20 - 50 triệu nữa. Tiền gửi xe ô tô, bảo hiểm... Ôi trời ơi!...
Giá mà:
Thuế nhập khẩu ôtô giảm, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt. Tôi tính sơ sơ thế này, đối với ô tô, thuế nhập khẩu 80%, thuế TTĐB 50%. Tính ra 1 con xe tổng thiệt hại để sở hữu nó là 1*1,8*1,5 = 2,7 lần giá trị xe.
Nghĩa là, giả sử xe Kiamorning giá 27.000 USD thì giá trị sản xuất chỉ là tầm 10.000 USD. Vênh nhau 17.000 USD ~ 340 triệu đồng.
Nếu thuế giảm = 0 thì:
Sau 1 năm đi làm tôi đã tích lũy đủ để mua ôtô, tôi sẽ sẵn sàng ở xa thêm 15km nữa để sinh sống, và tôi có thể dùng số tiền chênh lệch bù vào tiền mà tôi dự định xây nhà sau này. Hoặc tôi có thể dùng 340 triệu đồng đó để đóng phí lưu hành trong 17 năm (mỗi năm 20 triệu) - góp ích vào việc xây dựng đường giao thông tại Việt Nam.
Thà như thế mà tôi được sử dụng xe tốt còn hơn là bảo hộ cho việc sản xuất xe trong nước mà mãi cả chục năm vừa qua vẫn phải đi nhập khẩu trang thiết bị từ nước ngoài (mà thậm chí bây giờ vẫn phải đóng phí nếu tôi có sử dụng xe)
Ở vùng xa xôi hơn, tôi sẽ đủ tiền mua nhà sau 5 năm (tôi có thể vay tiền trước để mua nhà ngoại thành và lập kế hoạch trả nợ - thật là dễ dàng hơn là cứ phải mua nhà nội thành).
Tôi dù muốn cũng sẽ hạn chế lảng vảng ở khu trung tâm, trước đây chỉ vì phương tiện đi lại là xe máy nên tôi chọn thuê nhà và sống gần nơi tôi làm việc, trong bán kính tầm 10km, do đó tần xuất tôi xuất hiện ngoài đường ở khu trung tâm khá là nhiều. Như vậy cũng góp phần giảm ùn tắc đáng kể đấy nhỉ.
À mà đó là tôi mới tính với xe Kia morning, còn với các bác khác mua Mẹc, 2,7 tỷ đồng, thì vênh so với giá gốc lên đến 1,7 tỷ, cũng đã đủ tiền mua nhà ở ngoại thành rồi cũng nên.
Càng ngồi suy nghĩ tôi càng thấy đau đầu, tôi càng không biết phải làm gì…
Mà đó là tôi còn giả sử mức thu nhập của tôi là 20 triệu đồng tháng và chi tiêu của tôi trong thành phố này theo tôi đánh giá cũng khá là hợp lý.
Nhưng thực tế thì sao…
Nếu bạn là sinh viên mới ra trường, bạn nghĩ mình sẽ kiếm được bao nhiêu?
Bạn nghĩ sau bao lâu bạn có thể tự xây được nhà, tự mua được xe cho mình?
Càng nghĩ đến các loại phí, lệ phí, thuế... tôi lại nghĩ đến những đại gia Rolls Royce. Benley, Aston Martin, Ferrari, Lamborghini...
Và càng thấy buồn hơn khi thấy khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng. Người giàu thì mãi vẫn giàu, nghèo thì mãi vẫn nghèo.
Đến đây tôi lại nhớ lại bài học hồi còn học đại học: Thuế, phí, góp phần gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Một cô bán hoa, 1 gánh hàng rong, 1 bác xe ôm, hay những người lái xe taxi, lái xe tải thu nhập chỉ chừng 4-5 triệu đồng/tháng.
Sinh viên mới ra trường, hay những người hưởng lương nhà nước mà tôi biết tầm 5 triệu đồng/tháng. Làm sao có thể sống được ở đây? Chi phí bỏ ra cho sinh hoạt tương đối lớn so với thu nhập. Khoản tích lũy hàng tháng rất là nhỏ.
Theo lý thuyết kinh tế vi mô, khi tích lũy càng lớn thì khả năng gia tăng sản xuất và thu nhập sẽ càng cao (đường PPP mở rộng). Những người nghèo thì lấy đâu ra tích lũy?
Còn những người giàu, chi phí sinh hoạt cũng chỉ từng đó, khoản tích lũy sẽ nhiều hơn (có khoản dôi ra để đầu tư vào những thứ khác sinh ra tiền), nghĩa là đã giàu thì giàu càng nhanh.
Ấy vậy mà, mỗi ngày đọc báo lại thấy thu nhập của mình bớt đi một ít vì các khoản phải đóng… haiz… làm sao bây giờ…
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành