Một hội nghị đặc biệt được diễn ra tại huyện Nghi Lộc với sự tham dự của người dân địa phương và nhiều “cẩu tặc” đã làm cho hội nghị trở nên “độc nhất vô nhị”.
'Cẩu tặc' bị đưa ra trước dân chúng để kiểm điểm, bêu tên |
Hội nghị kiểm điểm “cẩu tặc”
Theo điểm A, khoản 18, Nghị định 73/2010-CP: Xử phạt từ 1 - 2 triệu đồng đối với hành vi trộm cắp tài sản chưa đến mức cứu trách nhiệm hình sự.
Trong năm 2011, hàng loạt đối tượng trộm chó bị người dân và công an phát hiện, bắt giữ. Đây là giai đoạn có thể nói trộm chó hoành hành tại Nghệ An. Trước tình hình diễn biến phức tạp, Công an huyện Nghi Lộc đã mở “Hội nghị kiểm điểm các đối tượng câu trộm chó”. Hội nghị diễn ra đầu tiên tại xã Nghi Long (ngày 4/11/2011) sau đó là xã Nghi Xá (21/11/2011).
Tại “Hội nghị kiểm điểm các đối tượng câu trộm chó” diễn ra tại xã Nghi Long, có 7 đối tượng được đưa ra kiểm điểm trước dân. Đây là lần đầu tiên, các đối tượng câu trộm chó đưa ra trước dân chúng để kiểm điểm, bêu tên, chỉ mặt góp phần nào những đối tượng này thấy xấu hổ với những việc làm của mình. Cũng bởi vậy, có mặt tại hội nghị, hàng ngàn người dân địa phương và các xã lận cận không khỏi tò mò đã dừng hẳn công việc đồng áng để đến tham dự hội nghị “độc nhất vô nhị” này. Khi các “cẩu tặc” vừa được công an đưa xuống xe, nhiều người dân quá khích không kìm nén được bức xúc đã lao vào đòi đánh chết những đối tượng này. Lực lượng công an đã phải áp giải rất chặt chẽ để bảo vệ các đối tượng trước sự quá khích của người dân.
Hàng ngàn người dân đến dự hội nghị “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam.
Tại hội nghị, các đối tượng phải đọc bản kiểm điểm của mình trước hàng ngàn dân chúng. “Cẩu tặc” sẽ phải đọc hoàn cảnh gia đình, nhân thân, bố mẹ là ai, ở đâu, làm gì để hàng ngàn người dân biết. Đối tượng điển hình tại hội nghị lần này là “cẩu tặc” Nguyễn Khắc Giang (SN 1989, trú ở xóm 16, xã Nghi Long). Giang đã từng gây ra 14 vụ trộm chó, xe máy, gà, dê… của người dân. Giang khai, đã từng trộm hơn 100 con gà, 10 con chó và 1 con dê. Đối tượng nhiều tuổi nhất được đưa là kiểm điểm lần này là Nguyễn Đình Bảy (SN 1968, xóm 16, xã Nghi Long).
Nhiều đại diện các xóm đã thẳng thắn đứng lên phát biểu và gắn trách nhiệm này là của những người làm cha mẹ. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần có sự dạy dỗ nghiêm khắc con em của mình. Không nên bao che tội lỗi cho con em mình đã gây ra và nên có những ý kiến đóng góp tích cực để con cái sửa chữa những lỗi lầm đó.
Tại “Hội nghị kiểm điểm các đối tượng câu trộm chó” diễn ra tại xã Nghi Xá có 15 đối tượng được đưa ra kiểm điểm trước dân. Trong đó có các đối tượng: Hoàng Khắc Vỹ (SN 1993), Võ Văn Tiên (SN 1991), Nguyễn Thành Vinh (SN 1991), Lương Đình Tình, đều trú tại xã Nghi Xá, huyện Nghi Lộc. Đây là một “ổ nhóm” bắt trộm chó có đường dây và quy mô lớn. Các đối tượng trên sau khi bị bắt, Công an huyện Nghi Lộc đã điều tra mở rộng và bắt thêm 10 đối tượng cùng 12 xe máy và một số dụng cụ “hành nghề” bắt trộm chó như: Nỏ, kiếm, thòng lọng bắt chó, biển kiểm soát xe máy giả và nhiều hung khí sẵn sàng chống trả khi bị phát hiện đuổi bắt.
Các “cẩu tặc” được đưa ra kiểm điểm tại hội nghị
Cũng như hội nghị trước, hội nghị lần này đã thu hút hàng ngàn người dân địa phương tham gia và chất vấn các “cẩu tặc”. “Hội nghị kiểm điểm các đối tượng câu trộm chó” đã được sự đồng tình ủng hộ của toàn thể người dân địa phương. Nhiều người rất mãn nguyện vì được chất vấn và nói lên những bức xúc bấy lâu nay. Hội nghị đã đánh vào tâm lý của các đối tượng trộm chó khiến các đối tượng vì xấu hổ trước gia đình, người thân, bạn bè, bà con nhân dân. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là biện pháp tạm thời và chưa được nhân rộng ra nhiều nơi. Đến nay, tình trạng bắt trộm chó cho đến nay vẫn chưa hề giảm đặc biệt là những ngày cuối năm.
Khó xử lý “cẩu tặc”?
Sau hội nghị kiểm điểm các “cẩu tặc”, một nửa các đối tượng này đã biết xấu hổ và vào Nam làm thuê, nửa còn lại vẫn “ngựa quen đường cũ”. Thậm chí, nhiều đối tượng từng đưa ra kiểm điểm tiếp tục lại bị bắt. Một điều trớ trêu ở đây là nơi cư trú cũng những đối tượng này cũng bị mất trộm chó không thua kém gì những nơi mà chúng “hành nghề” rồi bị bắt. Có thể đã có những đối tượng khác lại từ nơi khác vào bắt cho trong làng những đối tượng này cư trú.
Cuộn băng dính ông Nguyễn Văn Lộc thu được của “cẩu tặc” vốn dùng để trói chân, bịt miệng chó khi bắt trộm được
Cầm trên tay cuộn băng dính thu được từ một vụ bắt “cẩu tặc”, ông Nguyễn Văn Lộc – xóm phó, công an viên xóm 6, xã Nghi Long cho biết: “Cuộn băng này vốn là của các đối tượng bắt trộm chó dùng để bịt miệng, trói chân chó mỗi khi bắt được”.
Ông Lộc lý giải vì sao bọn trộm chó liều lĩnh: “Hầu hết những đối tượng này đều nghiện ma túy hoặc bị AIDS. Chúng không còn gì để mất nên chỉ còn con đường trộm cướp và liều lĩnh đến trắng trợn. Tại ma túy mà ra cả. Bởi vậy, muốn ngăn được nạn trộm chó, trước hết phải ngăn được tệ nạn ma túy đang hoành hành hiện nay. Đồng thời, phải tạo được công ăn việc làm cho tầng lớp thanh niên vừa ra trường chưa có việc làm”.
Ông Lộc cũng cho rằng chính điều đó đã lý giải vì sao nạn bắt trộm chó hiện nay vẫn chưa hề giảm, trở thành một vấn nạn nhức nhối ở các làng quê. Đồng tiền kiếm được từ bắt trộm chó là quá dễ dàng và nhanh chóng. Một đêm có kẻ đã bắt được hàng tạ chó về bán. Thế nhưng, cũng vì con chó, nhiều kẻ đã chết thảm trước những phẫn nộ tột cùng của người dân.
Những tang vật thu được tại nhà trùm "cẩu tặc" Nguyễn Thị Nga tại huyện Nghi Lộc.
Thực tế, hiện vẫn chưa có một chế tài đủ mạnh để xử lý những đối tượng này. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng vẫn chưa vào cuộc mạnh mẽ, dứt khoát khiến cho tình trạng mất trộm chó trở thành “cướp nạn”. Để hạn chế tình trạng câu trộm chó, ngoài việc đẩy mạnh công tác tuần tra, truy quét, nên chăng cần đưa ra một chế tài đủ mạnh để nghiêm khắc trừng trị những đối tượng đó?
Thượng tá Hồ Đình Phúc - Phó trưởng công an huyện Nghi Lộc cho biết: “Năm 2013, công an huyện Nghi Lộc đấu tranh, phá 4 vụ án trộm chó, bắt khởi tố 13 bị can, đưa di giáo dục giáo dưỡng 15 đối tượng tại trung tâm Lao động xã hội. Việc đấu tranh với tội phạm bắt trộm chó là rất khó bởi, hành vi trộm chó thường nhỏ lẻ không đủ khởi tố hình sự và khó tìm bị hại”. Thượng tá Phúc cũng cho biết: “Có khoảng 95% các đối tượng trộm chó rơi vào nghiện ma túy, còn 5% là đi theo rồi bị bắt”.
Sau đại dịch chó dại, một quy định được coi như “hương ước” mà những người dân xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu, Nghệ An đặt ra để “cấm” người trong xã nuôi chó. Hơn nửa thế kỷ, “hương ước” kỳ lạ ấy vẫn được người dân chấp hành. Bởi vậy, ở đây không có chuyện mất trộm chó và càng không có chuyện “cẩu tặc” bị đánh chết, đốt xe…
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%