Đội cứu hộ hôm nay tiếp tục tìm kiếm nạn nhân trong những ngôi nhà bị thiêu cháy, sau khi một máy bay quân sự rơi xuống khu dân cư và làm 11 người thiệt mạng vào hôm qua ở Thủ đô Jarkata, Indonesia.
![]() |
|
Trong số những người thiệt mạng có 2 trẻ em, người bà và người cô, khi họ cùng ở trong một ngôi nhà bị máy bay đâm phải. 7 nạn nhân còn lại ở trên máy bay, gồm cơ trưởng, phi công phụ và 5 học viên. Theo phát ngôn viên của Không quân Indonesia, 6 người trên máy bay chết ngay tại hiện trường, trong khi phi công phụ qua đời sau đó trong bệnh viện.
Các quan chức quân sự Indonesia cho biết, chiếc Fokker F-27 đang bay thử thì rơi xuống khu dân cư phía Đông Jakarta, cách đường băng khoảng 1,5km. Vụ tai nạn gây ra các vụ cháy lớn với ngọn lửa cao vài m và tạo ra một cột khói lớn. Ngoài số người chết, 11 người khác cũng bị thương sau vụ việc.
“Tôi gần như không tin vào mắt mình. Máy bay lao xuống và đâm vào nhiều ngôi nhà. Lúc đó, tình hình rất hỗn loạn. Tất cả người dân đều chạy tán loạn, trong khi phụ nữ và trẻ em thì la hét điên cuồng”, Hendra, một nhân chứng kể lại. Người đàn ông này nói rằng, anh ta giúp ít nhất 5 người bị thương tại hiện trường. Hầu hết họ bị bỏng và được đưa tới một bệnh viện của Không quân Indonesia gần đó.
Máy bay gặp nạn được chế tạo từ năm 1958 và Không quân Indonesia sử dụng nó với 14.900 giờ bay. Trước khi cất cánh, giới chức thông báo phi cơ vẫn an toàn để thực hiện lần bay huấn luyện trong điều kiện trời quang đãng.
“Dường như phi công cố gắng hạ cánh trên một cánh đồng lúa gần đó nhưng không rõ liệu có phải đó là do máy bay gặp tình huống khẩn cấp hay không”, phát ngôn viên Sasongko Jati của Không quân Indonesia nói với AP. Người này cho biết máy bay quân sự xấu số này không trang bị hộp đen.
Vụ tai nạn này diễn ra không lâu sau sự cố máy bay chở khách Sukhoi của Nga gặp nạn tháng trước ở bên ngoài Jakarta, trong khi đang thực hiện chuyến bay trình diễn. Vụ tai nạn này làm tất cả 45 người trên máy bay thiệt mạng.


-
Chàng trai 23 tuổi lập kỷ lục, trở thành người hưởng lương hưu trẻ nhất thế giới
-
Thủ đô đất nước đông dân nhất thế giới cấm xe máy chạy xăng từ năm 2026?
-
Gỗ dùng để xây Tử Cấm Thành đến từ đâu? Tại sao Tử Cấm Thành đã tồn tại 600 năm mà không bị mục nát ?
-
Kho vàng khổng lồ chứa hơn 4.500 tấn vàng, hệ thống bảo vệ nghiêm ngặt nhất thế giới, 100 năm chỉ mở cửa 3 lần




-
Vải thiều Lục Ngạn, bánh cáy Thái Bình, phở bò Nam Định... sẽ được gọi thế nào sau khi sáp nhập tỉnh?
-
Xảy ra động đất cần làm gì để thoát hiểm?
-
Số thuê bao di động phải xác thực qua VNeID để khẳng định thuê bao chính chủ
-
Chính thức: Đảng viên sinh con thứ ba trở lên không còn bị kỷ luật
-
Ca sĩ nổi tiếng cưới đại gia Việt kiều: 25 năm không có con chung, sở hữu nhiều BĐS tại Mỹ
-
Chính thức chốt lịch thi tốt nghiệp THPT 2025
-
Mỹ công bố vắc-xin chống lại 4 loại ung thư
-
Sáp nhập tỉnh thành, điểm ưu tiên khu vực của thí sinh thi THPT và xét tuyển đại học được tính thế nào?